Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía bắc
Ngày 8/12, Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ”. Giới chuyên gia cho rằng muốn phát triển kinh tế vùng trong thời gian tới cần phát triển sản xuất, văn hóa - xã hội và xóa đói giảm nghèo, triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TD&MNBB) bao gồm 14 tỉnh, dân số khoảng 12,5 triệu người, trong đó hơn 7 triệu là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 56 % dân số của vùng và chiếm gần 50 % số người DTTS của cả nước. Một số tỉnh có tỷ lệ người DTTS cao, chiếm trên 80% dân số như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên (trong đó tỉnh Cao Bằng có tới trên 92% dân số là người DTTS).
Theo số liệu dẫn chứng của của Ban kinh tế Trung ương, vùng TD&MNBB tỷ lệ hộ nghèo còn rất lớn 12,29% và cao gấp 4,6 lần so với mức trung bình trong toàn quốc (2,75%). Quy mô kinh tế còn nhỏ so với các vùng khác; một số lợi thế chưa được khai thác hiệu quả; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chuyển biến chậm; đời sống vật chất, tinh thần đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn.
Đại diện Vụ Kinh tế vùng và địa phương, Ban kinh tế Trung ương cho rằng mô hình phát triển vùng TD&MNBB giai đoạn tới là phát triển xanh, bền vững và toàn diện nhằm hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Bên cạnh đó tiếp tục cơ cấu lại kinh tế vùng phù hợp với tiềm năng của vùng nhất là bảo vệ môi trường sinh thái cho cả vùng Bắc bộ. Trong đó: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng với trọng tâm là công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông, lâm sản; công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu; sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị điện, điện tử...; hình thành cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa; nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu; Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, hữu cơ, đặc sản gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, kinh tế cửa khẩu, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành các vùng chuyên canh với quy mô thích hợp; hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, giá trị gia tăng cao.
Đại diện Ban kinh tế Trung ương cho rằng cần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa theo hướng “Nông nghiệp sinh thái; nông thôn hiện đại; nông dân thông minh; Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu giáp Trung Quốc thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng, đầu mối của hành lang kinh tế, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư biên giới; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu giáp Lào về thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ qua cửa khẩu. Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Thẳng thắn đưa ra kiến nghị, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương vùng TD&MNBB quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS. Đặc biệt là các vấn đề: Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phấn đấu đến năm 2030 có trên 85% số xã, thôn trong Vùng có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân; Phát triển sản xuất, văn hóa - xã hội và xóa đói giảm nghèo. cần triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, khuyến khích lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, lao động ở nước ngoài để tăng thu nhập, hỗ trợ lao động tại chỗ tiếp cận việc làm phi nông nghiệp, tham gia chuỗi liên kết, kết nối hộ gia đình với doanh nghiệp - hợp tác xã để tổ chức sản xuất.
Bên cạnh đó, Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, cần chú trọng phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người DTTS.
Giới chuyên gia cho rằng cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào vùng TD&MNPB