Tết Trường Sa – Tình cảm ấm áp biển Đông
Sau hơn 30 tiếng lênh đênh trên biển, tính từ thời điểm rời Cảng Cam Ranh, con tàu HQ 561 cũng đã đưa đoàn công tác chúng tôi cập bến cảng đầu tiên trong chuỗi hành trình mang Tết đến Trường Sa. Không ồn ào và náo nhiệt như những thành phố lớn, nhưng không khí Tết ở Trường Sa cho ta cảm giác ấm áp kết nối trong mỗi người con xa quê đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió.
Đón chúng tôi ở bến tàu, Chủ tịch Thị trấn Trường Sa - Trần Quang Phú hồ hởi: “Năm nào cũng vậy, hễ thấy tàu của đoàn công tác cập bến với thấp thoáng bóng dáng những cây quất, những nhành hoa, những bó lá dong bên mạn thuyền, thậm chí cả những bu gà, tiếng những con lợn được mang từ đất liền ra, là cả đảo như thấy Tết về, rộn ràng hẳn lên”. Chuyến đi lần này mang những thức quà từ những người dân nơi đất liền đến với các chiến sĩ nơi đảo xa, góp phần mang đến một dịp Tết trọn vẹn và ấm áp ở Trường Sa.
Mừng đoàn công tác ra thăm, từ cổng chào của đảo đã được trang hoàng cờ hoa phấp phới. Người dân ai đấy cũng đã diện áo dài, nhà nhà treo cờ rực rỡ. Trẻ con hớn hở chạy ùa ra dọc đường đi chào hỏi các bác, các cô chú như thân thiện từ lâu.
Đồng chí Trung tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên Đảo Trường Sa cho biết: “Tết của quân và dân ở Trường Sa ngoài những món quà Tết thiết thực như thực phẩm tươi sống, các gia vị để nấu ăn hàng ngày như nước mắm, còn có cả bánh kẹo, nước ngọt và đặc biệt là cả bầu trời tình cảm nghĩa tình mà đồng bào từ đất liền gửi đến Trường Sa. Do vậy, bộ đội và người dân nơi đây luôn cảm thấy Trường Sa rất gần với đất liền trong tình thương yêu, đoàn kết gắn bó. Cũng bởi lẽ đó, những người lính vui Tết không quên nhiệm vụ”.
Từng đợt hàng hóa, vật phẩm, nước mắm được các chiến sĩ chuyển lên đảo. Nếu đảo lớn phần cập bến có thuận lợi hơn, thì tại các đảo nhỏ, hàng hóa vật dụng được chuyển sang thuyền nhỏ rồi cẩn thận từng chút một trên vai của các anh chiến sĩ.
Phía trong hội trường lớn - nơi sẽ làm lễ đón giao thừa, một tốp chiến sĩ đang gắn những bông hoa mai bằng vải vào thân cây, gắn chùm đèn chớp nhấp nháy với đủ màu sắc, lau dọn bàn thờ Bác Hồ để bày mâm ngũ quả tươi mang ra từ đất liền. Đồng chí Trung tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên Đảo Trường Sa chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến xuân về là chúng tôi lại háo hức với công việc trang trí đón giao thừa”.
Ở khu vực hậu cần, không khí xuân cũng không kém phần nhộn nhịp. Từ trưa tới chiều, các đầu bếp cừ khôi cứ tất bật với việc mổ gà, mổ heo để chuẩn bị cho bữa cơm tất niên. Trong khi đó, một nhóm các chiến sĩ khác đang chuẩn bị lá dong, lá bàng vuông cùng các gia vị: nước mắm, đậu xanh, hạt tiêu dùng ướp thịt để sẵn sàng gói những chiếc bánh chưng đón Tết.
Đồng chí Lý Quốc Cường, người có thâm niên ăn Tết trên đảo bày tỏ: “Ở đây hầu như ai cũng biết gói bánh. Ban đầu mới ra còn bỡ ngỡ nhưng cần ở một hai cái Tết rồi cũng quen. Thường chúng tôi gói bánh với lá dong nhưng cũng có lúc sóng to, biển động, đất liền chưa kịp chuyển lá dong ra thì chúng tôi gói bánh với lá bàng vuông – một loại lá đặc trưng ở Trường Sa. Gói bằng loại lá bàng vuông, bánh không chỉ mang vị chát ngọt của lá mà nó còn mang cả hương vị mặn mòi của biển. Cũng chính từ đó mà món bánh chưng gói bằng lá bàng vuông đã trở thành một đặc sản của lính đảo Trường Sa”.
Bánh chưng dù gói bằng lá gì cũng quyện chặt vị đậm đà nước mắm trong từng thớ thịt, dẻo thơm gạo nếp, đậu xanh. Cùng nhau quây quần gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cỗ với bao hương vị đậm đà thân thương ngày Tết, chút hoa mai, hoa đào, những tiết mục văn nghệ tươi vui, mùa Xuân trên biển đảo Trường Sa ấm áp và kết nối như tình cảm của cả nước luôn hướng về các chiến sĩ biển đảo quê hương.
Mang tinh thần yêu nước góp sức vào bữa ăn của các chiến sĩ
Nhằm góp phần mang Tết trọn vẹn đến nơi biển đảo Trường Sa, đại diện thương hiệu nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông cho biết: “Nhân dịp Tết cổ truyền, nhãn hàng vinh dự được trao tặng hơn 10.000 chai nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông tới các chiến sĩ đang công tác ngoài đảo”.
Khởi nguồn của nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông là từ chính nguồn cá cơm đánh bắt trên Biển Đông, nơi các chiến sĩ bộ đội hải quân đang ngày đêm bảo vệ. Vượt qua những ngày đi biển sóng lớn dịp cuối năm, sự hiện diện của những chai nước mắm, sự đậm đà từ hương tới vị trong bữa ăn hàng ngày của các chiến sĩ trên các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa chính là tấm chân tình của đất liền gửi đến cán bộ chiến sĩ xa nhà bảo vệ Tổ Quốc.