Cây trôi cổ thụ mọc ở đầu làng Đông Đoài có chiều cao gần 30m, tán rộng 35m, đường kính gốc cây khoảng 3m. Ảnh: Cẩm Kỳ Theo các cụ cao niên, cây trôi đã có tuổi đời trên 400 năm. Gốc trôi là chứng tích cho sự chuyển mình qua những năm tháng lịch sử, dưới tán cây trôi là nơi hội họp, giao liên để bàn kế hoạch chống kẻ địch xâm lược của dân quân trong vùng. Ảnh: Cẩm Kỳ Xung quanh cây trôi có rất nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi và có nhiều cây dây leo bám chặt. Ảnh: Cẩm Kỳ Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, cây cổ thụ vẫn trường tồn xanh tốt, gốc cây khoảng 4-5 người ôm không xuể. Nhiều thế hệ tại xã Hòa Lạc đã coi cây cổ thụ này như “thần nông”, che chở cho cuộc sống cho dân làng. Ảnh: Cẩm Kỳ Các loài cây kí sinh mọc um tùm khiến gốc trôi giống như một vị thần đứng sừng sững canh giữ ngôi làng. Ảnh: Cẩm Kỳ Năm 2015, Trung ương Hội sinh vật cảnh Việt Nam công nhận cây trôi làng Đông Đoài là Cây di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam. Ảnh: Cẩm Kỳ Ngoài giá trị lịch sử, cây trôi cổ thụ cũng được xem là cây tâm linh của người dân địa phương. Vào những ngày rằm, lễ, tết người dân vẫn ra gốc cây thắp hương cầu mong bình an đến với gia đình. Ảnh: Cẩm Kỳ Tán cây rộng lớn che phủ cả khoảng sân, tạo nên một không gian mát mẻ cho người già và trẻ em trong vùng kéo về đây để vui chơi. Ảnh: Cẩm Kỳ Ông Nguyễn Xuân An (77 tuổi, trú tại thôn Đông Đoài) cho biết, cây trôi là biểu tượng, niềm tự hào chung của cả làng vì thế người dân nơi đây luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ. Ảnh: Cẩm Kỳ
Cẩm Kỳ