Văn hóa

Độc đáo lễ hội rước sinh thực khí ở Lạng Sơn

Quang Vinh 24/02/2024 15:59

Lễ hội Ná Nhèm (Ná Nhèm, tiếng Tày có nghĩa là Mặt nhọ) của người Tày ở Lạng Sơn, thường diễn ra vào rằm tháng Giêng hằng năm. Đây là một lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều tầng văn hóa, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015.

W_img_9945.jpg
Năm 2012, lễ hội độc đáo này mới được phục dựng sau hơn thế kỷ thất truyền.
W_img_9952.jpg
Sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) được đặt ở trong đình Làng Mỏ trước khi làm lễ rước.
W_img_9951.jpg
Nghi lễ của đám rước long ngai, bài vị đến miếu Xa Vùn trước khi tiến hành nghi lễ rước sinh khí thực.
W_img_9946.jpg
Năm 2012, Lễ hội Ná Nhèm được khôi phục sau hơn nửa thế kỷ thất truyền. Nguyên nhân thất truyền được kể lại là do vào khoảng những năm 1960, các trai đinh phải lên đường tòng quân (theo lệ cũ, chỉ trai đinh mới được tham gia các vai diễn trong lễ hội), nên việc tuyển lựa khoảng 150 trai đinh trong nhà không có việc tang ở khu vực cửa đình vô cùng khó khăn. Vậy nên, năm Quý Mão – 1963, các cụ phải làm lễ xin khất, hẹn đất nước thanh bình sẽ xin tổ chức lễ hội trở lại.
W_dji_0018.jpg
Nghi lễ rước sinh khí thực từ Đình Làng Mỏ thờ đức thành hoàng Cao Sơn – Quý Minh đến miếu Xa Vùn.
W_img_9950.jpg
W_img_9953.jpg
Những trai đinh từ 16 tuổi trở lên, được mọi người tin tưởng tín nhiệm rước linh vật.
W_img_9948.jpg
W_img_9947.jpg
Để tiến hành lễ hội Ná Nhèm, vào lúc tảng sáng, ông Mo, 2 ông Hội và 4 anh Tưởng(1) ra mỏ nước. Bó Vằn thắp hương và làm thủ tục rước nước về cửa đình để tế lễ. Tại đình Làng Mỏ, các ông Mo, ông Hội thực hiện các tuần tế như: Tế lương thực, tế trầu, tế rượu, tế lợn, tế gà… và tế ống nước Tiên. Ống nước sẽ được thờ tại đình và rước đến trước cổng Tam Tiều (chòi canh có 3 lối lên) trước cửa miếu Xa Vùn. Đến khi hết lễ hội, ông tướng xưng là Thiên Lôi đem rắc ra bốn phương, tám hướng cho mùa màng tươi tốt, nhân an vật thịnh.
W_img_9949.jpg
Các vai diễn của lễ hội đều là nam giới và buộc phải hóa trang, bôi mặt nhọ, các trò cung tiến lễ vật diễn ra trong tiếng hô “Vạn tuế”.
W_img_9941.jpg
Lễ hội thể hiện rõ mong ước mùa màng bội thu, mượn tín ngưỡng phồn thực trong màn cung tiến lễ vật để cầu đức vua che chở, giúp con cháu dòng họ luôn sinh sôi, trai tráng trong họ có sức khỏe hơn người… Mọi người cùng đoàn kết để cùng lao động, sản xuất, sao cho làng bản đủ cả sĩ – nông – công – thương, ngư – tiều – canh – mục. Có như vậy, cuộc sống mới thực sự no ấm.

Quang Vinh