Văn hóa

Thăm nhà mẹ Tơm, nơi nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng

Đình Minh 29/02/2024 15:53

Ngôi nhà của mẹ Tơm hơn 80 năm về trước từng nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng. Tại đây, hiện vẫn còn bộ đồ nghề cắt tóc cùng những hũ sành dùng đựng gạo nuôi nhà thơ Tố Hữu.

W_dji_fly_20240228_134812_509_1709102901616_photo.jpg
Di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm nằm trên đường liên thôn ở làng Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Ảnh: Đình Minh
W_dji_fly_20240228_134832_510_1709102921942_photo.jpg
Hiện dấu tích căn nhà tranh vách đất năm xưa không còn, mà được thay bằng ngôi nhà ngói ba gian khang trang trong khuôn viên rộng khoảng 500 m2 với vườn cây rợp bóng mát. Ảnh: Đình Minh
W_20240228_130210.jpg
Theo chính quyền địa phương, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua, khu lưu niệm thu hút khá đông người dân và du khách thập phương đến tham quan. Ảnh: Đình Minh
W_20240228_132304.jpg
Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, tại vùng Hanh Cù. Mẹ lấy chồng cùng quê là cụ ông Vũ Văn Sởn, sinh được 4 người con, trong đó hai người con trai của mẹ đều tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Ảnh: Đình Minh
W_20240228_131509.jpg
Sau khi chiến khu du kích Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành) thất bại, năm 1942, Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa chuyển về Nga Sơn củng cố tổ chức và in báo 'Đuổi giặc nước'. Thấy có báo của Việt Minh, bọn mật thám và quan lại truy lùng ráo riết. Tình thế nguy cấp, tổ chức phải chuyển sang Hậu Lộc tiếp tục hoạt động, ngôi nhà ba gian lợp bằng mái rơm trên cồn cát hoang vắng của gia đình mẹ Tơm được chọn làm căn cứ. Ảnh: Đình Minh
W_picsart_24-02-29_10-07-10-757.jpg
Lúc bấy giờ, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời là ông Lê Tất Đắc, sau đó là Tố Hữu, ở nhà mẹ Tơm còn có các ông Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong, Đặng Hỷ... Tại đây, cán bộ của ta củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở móc nối liên lạc, tiếp tục ra báo 'Đuổi giặc nước' in bằng li-tô (khắc lên đá sau đó in ra giấy) và truyền đơn, biểu ngữ. Ảnh: Đình Minh
W_picsart_24-02-29_10-02-44-184.jpg
Trong hình là ông Vũ Ngọc Rỡ (66 tuổi, cháu nội mẹ Tơm) nâng niu những kỷ vật của ông cha mà gia đình còn lưu giữ. Ảnh: Đình Minh.
W_picsart_24-02-29_10-41-24-281.jpg
Trong đó, đặc biệt nhất là bộ đồ nghề cắt tóc dạo, 2 chiếc hũ đựng gạo và tiền, cùng với đó là chiếc hòm đựng lúa dùng để cất giữ tài liệu và truyền đơn hơn 80 năm về trước. Ảnh: Đình Minh
W_20240228130949_img_6121.jpg
Năm 1966, Thủ tướng Chính phủ đã trao tặng bằng “Có công với nước” cho mẹ Tơm. Đến năm 2010, ngôi nhà mẹ Tơm được công nhận di tích lịch sử. Ảnh: Đình Minh
W_picsart_24-02-29_10-06-04-759.jpg
Ông Vũ Ngọc Rỡ hàng ngày chăm coi, quét dọn... tại khu di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm. Ảnh: Đình Minh
W_20240228131914_img_6173.jpg
Bức tượng bằng đồng phác họa lại hình ảnh chân dung mẹ Tơm. Ảnh: Đình Minh
W_20240228130738_img_6112.jpg
W_20240228130611_img_6110.jpg
Mẹ Tơm là tên mà nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu gọi trong bài thơ ông viết vào tháng 7/1961. Đó là thời điểm sau 19 năm đi xa rồi trở về thăm, Tố Hữu ra mộ thắp hương cho ông bà, tri ân người đã nuôi dưỡng mình. Lần về thăm ấy đã khiến nhà thơ Tố Hữu xúc động viết bài thơ Mẹ Tơm. Ảnh: Đình Minh
W_20240228125924_img_6108.jpg
Lăng mộ mẹ Tơm và người chồng được chôn cất ở phần đất ngay trước nhà. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh