Đô thịCảnh vắng vẻ tại đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên của Hà NộiQuốc Thanh • 05/03/2024 14:28Kể từ khi được cải tạo, đưa vào sử dụng đến nay, tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội dọc theo sông Tô Lịch vắng vẻ, ít người đi lại.Ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).Đường dành cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều rộng 3m bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng. Xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp thường, các loại xe đạp điện không được phép đi vào. Theo ghi nhận, đầu mỗi đoạn đường đều có rào chắn bằng thép cố định.Được biết, xe đạp trên tuyến đường này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao (nút giao cầu Mọc, nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng; nút giao đường Láng - Lê Văn Lương; nút giao cầu 361; nút giao cầu Cót; nút giao cầu Yên Hòa).Anh Hồng Quân (42 tuổi, ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tuyến đường này vào sáng sớm và buổi tối còn có một số người đi thể dục chứ ban ngày rất ít người qua lại. Theo anh Quân, nước sông Tô Lịch có mùi khó chịu cùng với việc tại mỗi đầu đường đều có rào chắn khiến người đi xe đạp phải dắt xe qua các nút giao nên chưa thật sự thuận tiện đã hạn chế người dân sử dụng tuyến đường này.Một điểm của tuyến đường là quán trà đá.Em Phương Anh (19 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết một tuần đi qua tuyến đường này một lần, lần nào đường cũng vắng như lần nào. "Đường rõ đẹp nhưng mùi nước sông bốc lên rất hôi, chắc do vậy nên mới ít người qua lại", Phương Anh nói.Đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên của Hà Nội vắng vẻ nằm bên con sông Tô Lịch nước đen như mực, bốc mùi.Tuyến đường được bổ sung 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng, chờ xe buýt; 1 trạm xe đạp tại Ga S8 của tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (tại Ga Láng đã có 1 trạm xe đạp công cộng) nhưng có rất ít người sử dụng xe đạp tại các trạm này.Băng rôn khai trương tuyến đường đầu tiên ưu tiên xe đạp tại Hà Nội vẫn còn nguyên.Một chiếc xe ô tô đỗ đầu điểm vào đoạn đường, nằm chắn phần nửa diện tích lòng đường, đè lên vạch đi bộ sang đường.Trước đó, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Thanh tra Sở GTVT chịu trách nhiệm bố trí lực lượng phối hợp với CSGT và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua khu vực trong thời gian thí điểm. Theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến và khu vực kịp thời phát hiện, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở Giao thông vận tải nếu có những bất cập để điều chỉnh cho phù hợp.Còn một đoạn cuối của tuyến đường đang được quây tôn tiếp tục thi công hoàn thiện... Quốc Thanh