Tinh hoa Việt

Nhà văn Lâm Phương Lam: Nhiều người viết trẻ đã lấn sang đề tài lịch sử

Việt Quỳnh (thực hiện) 19/03/2024 05:46

Lâm Phương Lam sinh năm 1991, hiện sống và làm việc tại TPHCM. Lam bắt đầu viết từ năm 18 tuổi, đến nay cô đã ra mắt bạn đọc 9 cuốn tiểu thuyết, chủ đề sáng tác theo thể loại tình cảm - tâm lý xã hội.

nv-lam-phuong-lam-2.jpg

Lâm Phương Lam chia sẻ, ở cuộc sống hiện đại, giới trẻ như Lam có xu hướng bị thu hút bởi bề nổi, chỉ dành thời gian tìm hiểu về “chất gỗ” sau khi đã thỏa mãn phần nhìn “nước sơn”: “Hiện tại, “Đào, phở và piano” đã chiến thắng về mặt truyền thông từ khán giả vì chất lượng “tốt gỗ”, những con người mong muốn hòa bình, dù bộ phim không cố gài gắm các thông điệp hay khẩu hiện cứng nhắc để tuyên truyền”.

Là một người yêu thích lịch sử và không khí mùa đông Hà Nội, Lâm Phương Lam bắt đầu tìm kiếm các thông tin về bộ phim ngay khi nhìn thấy hình ảnh của diễn viên Doãn Quốc Đam cầm cành đào với gương mặt lấm lem bởi bụi khói bom đạn trong bối cảnh tàn khốc của chiến tranh. “Sau khi rời khỏi rạp phim, sống mũi của tôi

Một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, không có truyền thông quảng cáo, không họp báo, được công chiếu tại rạp lặng lẽ, “Đào, phở và piano” bỗng dưng trở thành hiện tượng truyền thông ngay từ khán giả, sau khi đã xem phim, phần nào cho thấy nhu cầu của công chúng về những tác phẩm nghệ thuật có đề tài dân tộc, đất nước.

cay cay và đôi mắt đỏ hoe vì khóc nhiều. Dù mới xem bộ phim cách đây 3 ngày (trước thời điểm phỏng vấn này diễn ra), nhưng tôi đã lên kế hoạch cho cuối tuần này để xem lại lần hai”, Lam chia sẻ và tin rằng, bất kỳ ai, dù người lớn tuổi hay người trẻ, “Đào, phở và piano” chắc chắn đã để lại một dấu lặng đặc biệt. Khán giả trong rạp chiếu của bộ phim không phân biệt thế hệ, tuổi tác và giới tính. Lâm Phương Lam chứng kiến nhiều cô chú tay vẫn còn run khi giữ khăn mùi xoa để ghìm xúc động, hay những bạn trẻ im lặng rời khỏi rạp với gương mặt đầy tâm trạng.

“Dòng phim giải trí mang tính thị trường đáp ứng được thị hiếu số đông, người xem có thể cười lớn hoặc bàn tán rôm rả cùng nhóm bạn khi rời khỏi rạp. Nhưng thưởng thức một bộ phim nghệ thuật và truyền thống, dù đã nhiều ngày trôi qua, những thước phim và hình ảnh của cậu bé đánh giày, ông họa sĩ, vợ chồng ông bán phở… vẫn đọng lại trong tâm trí tôi. Tôi chắn chắn rằng, mọi khán giả của “Đào, phở và piano” cũng sẽ như vậy. Những ông bà, cô chú hồi tưởng về ký ức thuở thiếu thời của mình; giới trẻ chúng tôi tạm rời bỏ cuộc sống vội vã và áp lực công việc để tua lại các thước phim về lịch sử hào hùng của dân tộc, cha ông.

Công chúng đã tiếp nhận lịch sử một cách rất tự nhiên, không khiên cưỡng, và chắc chắn sẽ chủ động tìm thêm nhiều tư liệu khác từ bộ phim, âm nhạc, báo chí để đọc thêm. Hơn nữa, khi nhu cầu về vật chất được thỏa mãn, con người luôn có xu hướng tìm đến văn hóa lành mạnh để hoàn thiện và hướng tới giá trị cao đẹp.

Văn hóa và lịch sử sẽ dần mai một qua mỗi thế hệ, và người trẻ 9X như chúng tôi muốn được tiếp cận theo phương thức truyền thông rộng rãi hơn, dễ hiểu hơn mà vẫn giữ được vẻ trang trọng của cấp bậc Nhà nước. Ví dụ đơn giản là một trò chơi dân gian, đây là một nét văn hóa nghệ thuật, người trẻ 9X như tôi được tham gia hoạt động cũng sẽ được thỏa mãn và tác động vào tư tưởng lòng yêu nước.

Kiến thức lịch sử và văn hóa ở các môn học trong ghế nhà trường hiện nay đưa tới giới trẻ còn hơi thiếu tự nhiên. Vài năm trở lại đây, nhiều người viết trẻ đã lấn sân sang mảng đề tài lịch sử. Tôi tin rằng, bằng cách kể chuyện lôi cuốn, ngôn ngữ sẽ là cầu nối đặc biệt để giới trẻ hào hứng hơn khi tìm tới các cuốn sách này, hiểu về giá trị văn hóa và cội nguồn dân tộc.

Một tác phẩm sách báo, phim ảnh, tranh vẽ… tác động mạnh mẽ đến tư tưởng cá nhân là chủ đề về con người và cuộc sống, những thứ tưởng chừng đơn giản nhất, gần gũi nhất, và có thể chạm hiểu nhất. Cá nhân mỗi người mang trong mình dòng máu nghệ thuật, dù là ở loại hình nào, tôi nghĩ điều đầu tiên là phải tự hào về lịch sử của dân tộc và có trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và bảo tồn”.

Việt Quỳnh (thực hiện)