Nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên có từ vài chục năm trước. Năm 2019, làng tranh đá quý Lục Yên (thị trấn Lục Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Ảnh: Trung Dũng. Để làm ra những bức tranh khổ lớn, tỉnh xảo, có giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Ảnh: Trung Dũng. Đầu tiên là khâu chọn đá, rửa sạch, để ráo nước. Ảnh: Trung Dũng. Tiếp đến là đập nhỏ để chọn màu (do cùng viên đá nhưng có nhiều màu khác nhau). Ảnh: Trung Dũng. Việc lựa chọn màu phải là người có kinh nghiệm, để khi đính lên tranh mới chuẩn màu. Ảnh: Trung Dũng. Tiếp đến là giã nhỏ những viên đá quý bằng tay, như vậy mới đảm bảo được kích thước theo yêu cầu của từng bức tranh. Ảnh: Trung Dũng. Đối với những bức tranh cần phủ bột mịn, các người thợ cần phải dùng sàng để rây lấy những hạt mịn. Ảnh: Trung Dũng. Để có bức tranh đẹp, người thợ phải vẽ phác thảo, chọn kích cỡ và màu đá phù hợp để chế tác, dù dùng nguyên liệu là đá tự nhiên nhưng màu sắc ăn nhập, mượt mà. Ảnh: Trung Dũng. Công đoạn dính keo cho chắc nhìn có vẻ đơn giản, nhưng người thợ cũng phải có tay nghề nhiều năm đảm nhận. Ảnh: Trung Dũng. Từ những bức tranh gắn đá thô hoặc phủ mịn đơn thuần, giờ đây, những bức tranh đá quý ở Lục Yên còn được chế tác thành hình 3D, giúp bức tranh sống động, có chiều sâu. Ảnh: Trung Dũng. Hiện nay, làng tranh Lục Yên có khoảng 50 hộ làm tranh đá quý, doanh thu khoảng 25 tỷ đồng/năm. Ảnh: Trung Dũng. Tranh đá quý Lục Yên hiện đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đặc biệt, bắt đầu từ Tết Nguyên đán 2024, sản phẩm tranh đá quý Lục Yên đã được cấp tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Trung Dũng.
Trung Dũng