Đền Voi Quỳ thờ Đức thánh Hồ Khước – vị tướng tài đức dưới thời nhà Trần, được xây dựng vào thế kỷ XIII nằm dựa vào chân Rú Mốc (ở xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà). Năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định công nhận xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh đối với ngôi đền 700 năm tuổi này. Ảnh: Cẩm Kỳ Tuy nhiên, theo thời gian và trải qua những biến cố của lịch sử, nhiều hạng mục của ngôi đền đã xuống cấp. Ảnh: Cẩm Kỳ Tại đền, ngay từ cổng tam quan đã có dấu hiệu hư hỏng, các vết nứt ngang lộ rõ. Đặc biệt phần bờ tường ở các lối đi vào cổng đã bị bào mòn, từng lớp gạch được làm bằng sò biển rơi thành từng mảng, nguy cơ sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Cẩm Kỳ Ngôi đền là điển hình về nghệ thuật kiến trúc của một thời kỳ lịch sử, đặc biệt là cách xây tường bằng những viên gạch được tạo ra từ hỗn hợp vôi, đá, vỏ sò. Ảnh: Cẩm Kỳ Lớp gạch làm bằng sò biển rơi thành từng mảng. Chỉ cần dùng tay chạm nhẹ, mảnh vụn sò đã văng ra. Ảnh: Cẩm Kỳ Do không được tôn tạo và bảo vệ một cách hợp lý nên nhiều hạng mục của ngôi đền đã hư hỏng và nguy cơ trở thành phế tích. Ảnh: Cẩm Kỳ Những họa tiết hổ phù, rồng phượng ngày càng biến dạng, phai mờ. Ảnh: Cẩm Kỳ Phần tường ở các lối đi ra vào đã bị bào mòn, ăn sâu vào trong tạo nên những vết hở lớn. Ảnh: Cẩm Kỳ Cổng tam quan làm bằng vỏ sò biển đã mục nát, nứt toác. Ảnh: Cẩm Kỳ Các bức tường, cổng đã xói lở, bào mòn không nhìn rõ hình dạng. Ảnh: Cẩm Kỳ Trên tầng lầu, chữ Hán, họa tiết che chắn đã mờ, rồng phượng gãy vụn, rêu phong bám kín. Ảnh: Cẩm Kỳ Lo ngại dấu tích lịch sử sẽ mất đi, người dân địa phương cùng đóng góp kinh phí để tu bổ một số hạng mục như 2 con voi quỳ, 2 tượng quân quan, ngựa canh nhà quan và mái che miếu điện. Ảnh: Cẩm Kỳ Theo lãnh đạo UBND xã Đỉnh Bàn, thời gian qua, ngôi đền đã xuống cấp trầm trọng, địa phương này cũng đã có văn bản trình lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh với mong muốn sớm có phương án hỗ trợ kinh phí tu sửa lại ngôi đền. Ảnh: Cẩm Kỳ
Cẩm Kỳ