Xã hội

Cần bổ sung chính sách thai sản cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khanh Lê 20/10/2023 18:37

Dự kiến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản.

Bổ sung chế độ cho lao động nữ

Là một trong các chế độ của chính sách BHXH bắt buộc, chế độ thai sản nhằm bảo đảm thu nhập trong thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, bên cạnh đó, còn giúp thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con, bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em. Chính vì vậy, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã quan tâm đến lao động nữ thông qua việc có quy định riêng một mục trong chương V đối với người tham gia BHXH bắt buộc.

Trong đó, có các quy định về đối tượng, điều kiện hưởng chế độ thai sản; chế độ hưởng khi khám thai, đình chỉ thai nghén, sinh con; chế độ đối với người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ; chế độ với người nhận nuôi con nuôi; chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và quy định trình tự, thủ tục giải quyết các chế độ cho người lao động. Tại chương VI đối với người tham gia BHXH tự nguyện, quy định đối tượng, mức hưởng, trình tự, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thai sản. Ðây là những quy định hết sức nhân văn và cần thiết để hỗ trợ lao động nữ thực hiện thiên chức của mình để chăm lo tốt nhất cho những đứa trẻ mới sinh. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định một số chính sách liên quan đến quyền lợi thiết thực của lao động nữ như: chế độ ốm đau, chế độ nghỉ khi con ốm, các chính sách về BHXH một lần, chế độ hưu trí, tử tuất...

2.jpg
Bổ sung chính sách sẽ thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa năm lần, mỗi lần từ một đến hai ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Đặc biệt, ban soạn thảo đề xuất TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội), cho rằng, chúng ta phải "Hướng tới một hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam" mức hưởng chế độ thai sản phải tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo, đảm bảo không có phụ nữ nào ở Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói vì có con.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa năm lần, mỗi lần từ một đến hai ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Đặc biệt, ban soạn thảo đề xuất bổ sung chế độ thai sản với BHXH tự nguyện, mức trợ cấp thai sản 2 triệu đồng/con sinh ra.

Đánh giá quy định này, TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, chúng ta phải "Hướng tới một hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam" mức hưởng chế độ thai sản phải tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo, đảm bảo không có phụ nữ nào ở Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói vì có con.

Nếu quy định như dự thảo Luật "người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con" là rất thấp, chưa thực sự hỗ trợ cho phụ nữ bảo vệ thai sản.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, phụ nữ cần được nghỉ thai sản ít nhất 14 tuần thì mức này chỉ tương đương 145.000 đồng/tuần, tức là khoảng 600.000 đồng/tháng, chỉ bằng 40% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn.

Tăng chính sách để mở rộng độ bao phủ

Thực tiễn thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ). Do đó, đề xuất mức hưởng chế độ thai sản tối thiểu cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) là 1,5 triệu đồng/tháng (mức chuẩn nghèo nông thôn) trong 14 tuần (3,5 tháng) là phù hợp và vẫn giữ chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

Tăng chế độ sẽ thu hút được lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện
đề xuất bổ sung chế độ thai sản với BHXH tự nguyện, mức trợ cấp thai sản 2 triệu đồng/con sinh ra.

Chi phí hưởng chế độ thai sản do ngân sách nhà nước chi trả tại tầng 1, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả các bà mẹ sinh con tại Việt Nam, cần chi từ Ngân sách nhà nước cho các chương trình trợ giúp xã hội khoảng 4.900 tỷ đồng/năm, tương đương 0,05% GDP cả nước năm 2022.

Hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam có thể giảm gánh nặng tài chính từ việc đóng BHXH đối với các hộ gia đình không có khả năng đóng góp, góp phần tăng mức độ bảo vệ thai sản cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, qua đó tăng diện bao phủ của BHXH. Mục tiêu của trợ cấp gia đình/trợ cấp trẻ em là góp phần đảm bảo không một phụ nữ Việt Nam nào (hoặc gia đình) bị rơi vào tình trạng nghèo vì sinh con.

Đồng quan điểm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, hiện nay, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện; quy định một mức trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng cho một con mới sinh đối với lao động nữ khi sinh con và lao động nam có vợ sinh con. Khoản trợ cấp thai sản này sẽ do NSNN đảm bảo. Đây là một chính sách nhân văn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của lao động nữ và thu hẹp dần khoảng cách giữa BHXH bắt buộc và tự nguyện trong thụ hưởng BHXH của lao động nữ”, bà Nga nói.

Tuy nhiên, bà Hà Thị Nga cũng bày tỏ băn khoăn về mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện đã phù hợp chưa, có cần bổ sung thêm các quyền lợi khác cho lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện không?.

9-4.jpg
Cần bổ sung thêm các quyền lợi khác cho lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện

Theo chuyên gia về giới Nguyễn Thị Diệu Hồng, Dự thảo Luật cần làm rõ căn cứ đưa ra mức 2 triệu đồng/một con mới sinh. Việc quy định một mức hưởng cố định trong khi đóng góp lại dựa trên mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh theo chỉ số giá sinh hoạt, xét về mặt kinh tế, người tham gia không nhìn thấy lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, mặc dù có thêm chế độ thai sản.

“Dự thảo Luật cũng chưa làm rõ trong trường hợp sinh đôi trở lên có được trợ cấp theo số con được sinh ra hay không?”, bà Hồng đặt vấn đề; đồng thời kiến nghị nên tham khảo Điều 44 Thông tư số 15/2022/TT-BTC về các chế độ hỗ trợ đối với các bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi thuộc các DTTS có khó khăn đặc thù để thiết kế chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện.

Đại diện Alive & Thrive (Dự án tăng cường các thực hành nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ) cho biết ở Việt Nam, cứ 2 trẻ sinh ra thì 1 trẻ có mẹ chưa được hưởng chế độ thai sản. Chế độ thai sản mới chỉ áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đại diện Alive & Thrive cho rằng cần tăng mức trợ cấp thai sản một lần cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Một vấn đề không chỉ lao động nữ quan tâm mà cả lao động nam đó là, quy định thời gian lao động nam nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con. Khi cơ thể người phụ nữ sau sinh còn chưa hồi phục, rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người chồng để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ lẫn con, góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật BHXH đang quy định mức nghỉ của lao động nam khi vợ sinh con, tùy từng trường hợp là chưa sát với thực tế.

Trên thực tế, tỷ lệ lao động nhập cư đông, nhiều vợ chồng trẻ thuê nhà, khi sinh con thu nhập không đủ để thuê người giúp việc, bố mẹ hai bên ở xa không có điều kiện chăm sóc. Việc tăng thời gian của lao động nam tham gia BHXH khi vợ sinh con (trong khoảng 60 ngày sau khi người vợ sinh) giúp người chồng có điều kiện chăm sóc vợ, con, phù hợp mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc.

Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 và công bố của Cục Dân số (Bộ Y tế) trong những năm gần đây cho thấy, 21 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung ở khu vực Ðông Nam Bộ, Ðồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền trung có mức sinh rất thấp và đang phải thực hiện các giải pháp khuyến sinh. Tại các tỉnh, thành phố nêu trên là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn.

Do đó, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Công đoàn Dệt May Việt Nam Nguyễn Thanh Hoàn đề xuất, việc sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ nghỉ khi con ốm đau, chế độ thai sản cho lao động nữ như: Tăng số lần nghỉ khám thai, bổ sung quy định cho lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi phải nghỉ việc dài ngày điều trị hiếm muộn có thể xem là những giải pháp khuyến sinh, nhằm bảo đảm “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” như thông điệp chính sách dân số.

Khanh Lê