Thu hoạch 'vàng' trắng - nghề truyền thống đang dần biến mất
Tại Bali (Indonesia), muối được thu hoạch thủ công từ biển, một truyền thống đang dần bị quên lãng. Ngày nay, loại gia vị này được sản xuất công nghiệp là chính.
Ngôi làng tại đảo Bali bên bờ biển Kusamba, Indonesia là một trong những nơi cuối cùng còn giữ truyền thống làm muối thủ công. Ở thời điểm hiện tại, chỉ còn vỏn vẹn 5 làng nghề làm muối tại Bali,
Muối đã từng được xem như loại “vàng” trắng được nhiều người săn lùng. Ngày nay, đa số các loại gia vị đều được sản xuất công nghiệp và đều có muối (NaCl) trong đó. Nhưng không phải loại muối nào cũng giống nhau. Muối tinh chế được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn và chứa nhiều phụ gia.
Vào thế kỷ 19, nhà hoá học người Đức Justus Liebig đã nói rằng: “Muối là thứ còn quý giá hơn cả ngọc ngà châu báu mà trái đất đã đem lại cho chúng ta”. Hay có thể hiểu đơn giản hơn là “Con người có thể sống khi không có vàng bạc, nhưng không thể sống nếu không có muối”.
Natri và Clorua rất cần thiết để duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng làm tăng tỉ lệ bị huyết áp cao, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Trái ngược với muối tinh chế, muối biển vẫn còn giữ nhiều khoáng chất tự nhiên, có vị hài hoà và ít mặn hơn. Nhưng chuyên gia vẫn khuyên mỗi người chỉ nên dùng ở lượng vừa đủ.
Tại Bali, nước biển đã được lọc qua sẽ được phơi dưới nắng trong các gốc cây được khoét sẵn. Sau khi nước biển bay hơi hết, người thu hoạch muối sẽ dùng gáo dừa để cạo các mảng muối ra. Và cứ cách 2 ngày họ sẽ đi thu hoạch muối một lần, mỗi lần từ 10 đến 15 kg muối nếu thời tiết thuận lợi.
Muối chỉ có thể được sản xuất vào mùa khô như giữa tháng 2 và cuối tháng 10. Vì vậy rất khó để làm giàu từ việc thu hoạch muối khi 300 gram muối được bán với giá dưới 1,91 đô (tương đương 48 nghìn đồng).