Nam Bộ nắng nóng gay gắt, Bắc Bộ chiều tối có mưa dông
Ngày 14/5, Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/5, Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Ngày 15/5, khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
Khu vực từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.
Dự báo chi tiết các khu vực:
Khu vực phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi dưới 21 độ. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
Khu vực phía Đông Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
Khu vực Hà Nội có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-25 độ. Nhiệt độ cao nhất 30-32 độ.
Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ.
Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Khu vực Tây Nguyên có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ, có nơi dưới 22 độ. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Khu vực Nam Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ. Nhiệt độ cao nhất 34-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Từ tháng 6 đến hết năm 2024, khu vực Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao
Theo TTXVN, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 6 đến hết năm 2024, ven biển Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao vào các ngày 18-23/9, 16-22/10, 12-20/11 và 12-18/12.
Đợt triều cường ngày 16-22/10 và 12-20/11 khả năng làm cho mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3m. Nguy cơ cao ngập úng khu vực trũng thấp và vùng ngoài đê bao nhất là khi trùng với thời gian gió chướng hoạt động mạnh tại khu vực trên.
Cùng với đó, trong tháng 7-8/2024, ven biển các tỉnh Tây Nam Bộ có khả năng xuất hiện 1-2 đợt nước biển dâng bất thường kèm theo sóng lớn gây sạt lở đê biển, nhất là tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Triều cường và sóng lớn còn gây nguy cơ sạt lở bờ biển, sông, đê bao,… ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do triều cường, ngập úng gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương (thuộc khu vực cảnh báo) phải tích cực theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo để kịp thời thông tin cho các cấp và người dân chủ động phòng tránh.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng kiểm tra các khu dân cư ven biển, sông, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt để chủ động tìm cách tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.
Các địa phương sẵn sàng làm các biện pháp chống và xử lý ngập, bảo vệ sản xuất, gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản, thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời điểm thu hoạch, phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp, bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại; thông báo cho chủ tàu, thuyền… về việc ngập úng để chủ động tìm cách bảo đảm an toàn cho người và tài sản.
Thời gian qua, triều cường kết hợp sóng lớn khiến đoạn bờ biển dài khoảng 2.000m tại khu vực Hòn Cóc, thuộc thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng. Sạt lở ăn sâu vào đất liền cuốn trôi nhiều đất rừng trồng phi lao dọc bờ biển xã Bình Thuận.
Ngoài ra, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng đe dọa đường giao thông khu vực Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Dung Quất, Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi và hành lang an toàn một số công trình thuộc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Tại tỉnh Bạc Liêu, trong khoảng 2 năm trở lại đây, triều cường xảy ra thường xuyên gây ngập úng trên 1 m làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân thuộc các khóm Củi, khóm Chòm Xoài, khóm Nhà Mát và khóm Đầu Lộ A thuộc phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu).
Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng, trong 9 tháng năm 2023, thiên tai, triều cường làm sạt lở hơn 1.775 m bờ bao ven sông, đường bê tông, đê biển tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Tại tỉnh Trà Vinh, triều cường xảy ra từ ngày 21-26/12/2023 gây sạt lở, vỡ tuyến đê bao dài 300 m, thiệt hại 2 ha hoa màu và ảnh hưởng 70 ha đất sản xuất của 110 hộ dân khu vực Cồn Nhàn, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải.
Trước ảnh hưởng lớn bởi triều cường, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để chủ động ứng phó, đảm bảo cuộc sống người dân vùng ven biển.