Quốc tế

Bảo vệ người dân trước sóng nhiệt

Hà Anh 25/05/2024 14:12

Trong cái nóng như thiêu đốt trên một con phố đông đúc ở Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal (Ấn Độ), người lao động phải tìm nơi ẩn náu bên trong một nhà chờ xe buýt - nơi có chiếc điều hoà nhiệt độ quay vòng trong không khí ngột ngạt.

anhbaitren(4).jpg
Người dân tự bảo vệ mình khỏi nắng nóng ở khu vực Đền Kalighat ở Kolkata, Ấn Độ. Nguồn: Bloomberg.

Chính quyền địa phương ban đầu có kế hoạch lắp đặt tới 300 cabin được làm mát trong nỗ lực cải thiện khả năng bảo vệ người dân trước mùa nắng nóng thường kéo dài từ tháng 4 cho đến khi gió mùa tràn vào tiểu lục địa Ấn Độ vào tháng 6. Nhưng hiện tại chỉ có một số ít đang hoạt động và một số đã bị loại bỏ bộ điều hòa không khí. Ông Firhad Hakim - thị trưởng thành phố Kolkata cho biết, vào một buổi chiều oi bức khi nhiệt độ lên tới 40 độ C, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngột ngạt.

Những nỗ lực ở Kolkata và trên khắp Ấn Độ nhằm cải thiện khả năng chống chịu trước nắng nóng cực độ thường không thành công, số người chết ước tính lên tới hơn 24.000 người kể từ năm 1992. Việc lập kế hoạch che chắn cho dân số 1,4 tỷ người là rất khó khăn, khiến các cộng đồng dễ bị tổn thương khi nhiệt độ cực đoan trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hơn và ảnh hưởng đến phạm vi rộng hơn.

Kolkata với khí hậu nóng ẩm và nằm gần Vịnh Bengal đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và lượng mưa cực đoan, được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) xếp hạng là một trong những địa điểm toàn cầu có nguy cơ cao nhất.

Theo IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 2 độ C có thể đồng nghĩa với việc thành phố sẽ phải trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục hàng năm tương đương với năm 2015. Độ ẩm cao có thể gây ra tác động mạnh hơn vì nó hạn chế khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể con người. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu chiến lược chính thức để xử lý các đợt nắng nóng.

Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, một số khu vực trên khắp Ấn Độ sẽ chứng kiến tới 11 ngày nắng nóng trong tháng này so với 3 ngày trong 1 năm thông thường, trong khi nhiệt độ tối đa trong những tuần gần đây ở phía Đông đất nước đã chạm tới 47,2 độ C.

Ông Niladri Sarkar - Giáo sư y khoa tại Bệnh viện SSKM ở Kolkata cho biết: "Nhiệt độ cao có thể gây say nắng, nổi mẩn da, chuột rút và mất nước. Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu không được chăm sóc kịp thời, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh lý".

Ông Sarkar cho rằng, nắng nóng cực độ có tác động mạnh mẽ đến những cư dân nghèo, những người thường bị suy dinh dưỡng, không được tiếp cận với nước uống sạch và làm những công việc đòi hỏi phải làm việc ngoài trời.

Kể từ năm 2013, ước tính, các tiểu bang, quận và thành phố của Ấn Độ đã soạn thảo hơn 100 kế hoạch hành động chống nóng nhằm cải thiện khả năng giảm thiểu tác động của nhiệt độ khắc nghiệt. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra các hướng dẫn cách đây 8 năm để đẩy nhanh việc áp dụng các chính sách, và cuộc họp vào tháng 1 của Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia đã cam kết sẽ tăng cường khả năng ứng phó.

Việc thiếu quy hoạch như ở Kolkata cũng đồng nghĩa với việc không thể can thiệp vào các xu hướng khiến thành phố dễ bị tổn thương. Theo một cuộc khảo sát của chính phủ Ấn Độ, gần 1/3 diện tích cây xanh của thành phố đã bị mất trong thập kỷ đến năm 2021. Các thành phố khác bao gồm Mumbai và Bengaluru cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Theo bà Saira Shah Halim - Thị trưởng thành phố Kolkata, điều đó kết hợp với sự suy giảm nguồn nước ở địa phương và bùng nổ xây dựng tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. “Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là kết quả của sự tàn phá này” - bà Halim nói.

Bà Hakim phản đối ý kiến cho rằng, sự chuẩn bị của chính quyền thành phố Kolkata đã chậm trễ, thời tiết khắc nghiệt gần đây đã khiến chính quyền địa phương bối rối. Bà Hakim cho biết, chính quyền địa phương hiện đang đảm bảo cung cấp đủ nước và bố trí nhân viên y tế sẵn sàng xử lý các bệnh do nắng nóng gây ra.

Theo bà Nairwita Bandyopadhyay - nhà khí hậu học và địa lý có trụ sở tại Kolkata, việc tập trung vào quản lý khủng hoảng thay vì chuẩn bị tốt hơn là nguyên nhân dẫn đến những thất bại.

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi cho biết trong một báo cáo năm ngoái khi xem xét 37 tài liệu, ngay cả các thành phố và tiểu bang đã có kế hoạch hành động về nhiệt cũng phải vật lộn để đạt được tiến bộ trong việc thực hiện các khuyến nghị. Theo báo cáo, hầu hết các chính sách không phản ánh đầy đủ các điều kiện của địa phương, chúng thường thiếu chi tiết về cách thức tài trợ cho hành động và thường không đặt ra nguồn thẩm quyền pháp lý.

Các quan chức địa phương ở Kolkata hiện đang xem xét các giải pháp tiềm năng cũng như việc bổ sung thêm cây xanh hay sử dụng bê tông xốp để thể giúp chống lại sức nóng đô thị.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, số người thiệt mạng do nắng nóng trong năm nay có thể thấp hơn sau khoảng 110 trường hợp tử vong trong các đợt nắng nóng khắc nghiệt tháng 4 và tháng 6 năm ngoái.

Hà Anh