Xã hội

Cào ngao ở vùng bãi triều

Đình Minh 29/05/2024 13:35

Khi thủy triều rút, người dân ven biển các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại ra vùng bãi triều để cào ngao, kiếm thêm thu nhập.

5h sáng ngày 28/5, mặt trời ló rạng trên vùng biển ở đảo Nẹ. Khi thủy triều rút đi, để lộ ra các bãi ngao rộng hàng trăm ha của các người dân ở huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa. Để thu hoạch ngao dưới lớp bùn lầy, chủ bãi thuê người lao động đi cào ngao từ rạng sáng.

Theo quan sát của PV, đội ngũ cào ngao chủ yếu là các chị em phụ nữ có độ tuổi từ 30 – 70. Bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, trú xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc) cho biết: Mỗi ngày, bà đi làm từ 1h sáng, đến 3h bắt đầu làm việc, khoảng 9 - 10h sáng thì hoàn thành công việc. Với mỗi một ngày công, bà được chủ các bãi ngao trả 300.000 đồng.

Theo bà Thanh, nghề cào ngao ở Thanh Hóa phụ thuộc vào thời gian lên xuống của thủy triều. Khi nước biển xuống thấp, sẽ để lộ ra bãi bồi với những con ngao nằm dưới lớp bùn đặc quánh. Hành trang của những người đi cào ngao khá đơn giản, chỉ cần một chiếc túi lưới, một chiếc rổ, một cây đinh ba cầm tay và nón lá đội đầu là có thể ‘hành nghề’.

Bà Nguyễn Thị Lộc (53 tuổi, trú thôn Thắng Lộc, xã Ngư Lộc) cho biết: Gia đình bà nuôi ngao từ 10 năm trước, hiện có bãi ngao rộng khoảng 1ha. Mỗi vụ ngao, bà thu về từ 100 - 300 triệu đồng tiền lãi. 'Ngao nuôi trong khoảng 16 – 18 tháng sẽ đến mùa thu hoạch. Thời điểm này, chúng tôi sẽ thuê công nhân đi cào ngao, mỗi giờ trả cho họ khoảng 30.000 – 50.000 đồng', bà Lộc cho biết.

Ông Mai Xuân Đồng (70 tuổi, trú xã Hải Lộc) cho biết: Ông có kinh nghiệm 5 năm đi cào ngao. Thời điểm trước, ngày công đi làm chỉ có 150.000 - 200.000 đồng nhưng nay đã tăng lên hơn 300.000 đồng. ‘Việc cào ngào phải làm tranh thủ, làm thật nhanh trước khi thủy triều lên để đảm bảo khối lượng ngao cho các chủ bãi. Có những ngày, nước rút muộn, buộc người mò ngao phải dậy sớm hơn bình thường, làm cật lực cho đến khi trời hừng nắng. Dẫu khó khăn, vất vả nhưng vì mưu sinh, nhiều người vẫn cố bám trụ với nghề này', ông Đồng nói.

Dưới mũi đinh ba mổ thoăn thoắt vào lớp đất bùn, những con ngao trắng dần lộ ra. Công việc lúc này của người cào ngao là nhặt ngao vào rồ, sau đó đổ vào túi lưới mang theo bên mình. Đến khoảng 9 - 10h, các lao động tạm dừng công việc, bàn giao ngao cho chủ bãi, nhận tiền công và theo lối cũ về bờ. Lúc này thủy triều dần lên, nước phủ kín những bãi ngao chỉ còn những chòi canh ngao lêu nghêu trên mặt nước.

5h sáng, mặt trời ló rạng trên vùng biển ở đảo Nẹ. Khi thủy triều rút đi, để lộ ra các bãi ngao rộng hàng trăm ha của các người dân ở huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa. Để thu hoạch ngao dưới lớp bùn lầy, chủ bãi thuê người lao động đi cào ngao từ rạng sáng. Ảnh: Đình Minh
Bãi nuôi ngao rộng hàng trăm ha ở gần đảo Nẹ. Ảnh: Đình Minh
img_20240528_070756.jpg
Người đi cào ngao chủ yếu là chị em phụ nữ. Ảnh: Đình Minh
Bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, trú xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc) cho biết: Mỗi ngày, bà đi làm từ 1h sáng, đến 3h thì bắt đầu làm việc, khoảng 8h sáng thì nghỉ. Một ngày công, bà được chủ các bãi ngao trả 300.000 đồng. Ảnh: Đình Minh
Bà Nguyễn Thị Thanh được chủ các bãi ngao trả 300.000 đồng/ngày công. Ảnh: Đình Minh
Ông Ông Mai Xuân Đồng (70 tuổi, trú xã Hải Lộc) cho biết: Bản thân ông có kinh nghiệm 5 năm đi cào ngao. Thời điểm trước, ngày công đi làm chỉ có 150.000 - 200.000 đồng nhưng nay đã tăng lên hơn 300.000 đồng. 'Công việc này trông có vẻ dễ, nhưng khi làm thì phải rất tỉ mỉ và cẩn thận. Việc cào ngào chỉ diễn ra khi nước rút, nên chúng tôi phải tranh thủ và làm cật lực, đảm bảo đủ cơ bản khối lượng cho chủ bãi', ông Đồng cho biết. Ảnh: Đình Minh Xuân Đồng (70 tuổi, trú xã Hải Lộc) cho biết: Bản
Việc cào ngao phụ thuộc vào thời gian lên xuống của thủy triều. Ảnh: Đình Minh
Hành trang của những người đi cào ngao khá đơn giản, bao gồm một chiếc túi lưới, một chiếc rổ nhỏ, một cây đinh ba cầm tay và nón lá trên đầu. Ảnh: Đình Minh
Hành trang đi 'hành nghề' cào ngao khá đơn giản. Ảnh: Đình Minh
Ông Mai Xuân Đồng (70 tuổi, trú xã Hải Lộc) cho biết: Bản thân ông có kinh nghiệm 5 năm đi cào ngao. Thời điểm trước, ngày công đi làm chỉ có 150.000 - 200.000 đồng nhưng nay đã tăng lên hơn 300.000 đồng. 'Công việc này trông có vẻ dễ, nhưng khi làm thì phải rất tỉ mỉ và cẩn thận. Việc cào ngào chỉ diễn ra khi nước rút, nên chúng tôi phải tranh thủ và làm cật lực, đảm bảo đủ cơ bản khối lượng cho chủ bãi', ông Đồng cho biết. Ảnh: Đình Minh
Ông Mai Xuân Đồng có kinh nghiệm 5 năm đi cào ngao. Ảnh: Đình Minh
Cô Nguyễn Thị Lộc (53 tuổi, trú thôn Thắng Lộc, xã Ngư Lộc) cho biết: Gia đình cô nuôi ngao từ 10 năm trước, hiện bãi ngao của gia đình rộng khoảng 1ha, mỗi vụ, có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng tiền lãi. Ảnh: Đình Minh
Dưới mũi đinh ba mổ thoăn thoắt, những con ngao trắng dần lộ ra. Ảnh: Đình Minh
Ở đây, họ dùng chiếc đinh ba cào xới các bãi cát làm ngao lộ ra, nhặt vào rổ rồi đổ ngao vào túi lưới mang theo bên mình. Túi lưới khi đầy, ngao được khiêng ra biển và giũ hết cát bám xung quanh, xếp thành từng túi lớn trên bãi trước khi cho lên thuyền chở vào bờ tiêu thụ.
Ngao được đưa vào rổ để rửa qua. Ảnh: Đình Minh
img_20240528_070839.jpg
Dẫu nghề vất vả nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ. Ảnh: Đình Minh
img_20240528_140533.jpg
Bữa ăn vội của những người phụ nữ đi cào ngao trên bãi triều. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh