Mặt trận

Những mô hình mới, cách làm hiệu quả

QUỐC ĐỊNH 01/08/2024 17:30

Nhiệm kỳ qua, hệ thống MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre đã xây dựng, thực hiện nhiều mô hình hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống cả về vất chất lẫn tinh thần cho dân, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Mặt trận. Báo Đại Đoàn Kết trích dẫn, giới thiệu một số mô hình tiêu biểu.

img_5059.jpeg
Lễ hội Dừa là sự kiện đặc biệt và độc đáo của tỉnh Bến Tre (ảnh: XTDL).

Mô hình cấp tỉnh

1. Duy trì và nâng chất hoạt động khi sử dụng có hiệu quả các công cụ tuyên truyền của MTTQ Việt Nam tỉnh (zalo, fanpage, website, chuyên mục đại đoàn kết, chuyên trang Báo Đồng Khởi). Chuyên mục đại đoàn kết phát sóng trên Đài Truyền hình Bến Tre 60 phóng sự và 60 gương điển hình.

Bên cạnh đó, còn phối hợp Đài Truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về “Đồng khởi mới”; Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; công tác an sinh xã hội, giảm nghèo; về ngày hội đại đoàn kết; kỷ niệm ngày thành lập MTTQ Việt Nam hàng năm để tuyên truyền trên sóng truyền hình Bến Tre.

Theo thống kê của Mặt trận tỉnh Bến Tre, hiện tỉnh có 167 trang cộng đồng fanpage facebook, trong đó có 1 trang của MTTQ tỉnh, 9 trang của cấp huyện, 157 trang của cấp xã. Đã tổ chức 2 cuộc livestream trên trang fanpage của MTTQ Việt Nam tỉnh tại hội nghị tổng kết 20 năm ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và chương trình vận động nguồn lực ủng hộ xây nhà ở giai đoạn 2023-2025 và thực hiện an sinh xã hội tỉnh Bến Tre năm 2024. Website MTTQ Việt Nam tỉnh đăng 2.378 tin, bài. Phát huy hiệu quả hoạt động của các nhóm zalo trong việc chuyển tải thông tin, tuyên truyền, điều hành, xử lý công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQViệt Nam tỉnh phối hợp Báo Đồng Khởi duy trì thực hiện nội dung chuyên trang tuyên truyền phục vụ sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản và Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố, mỗi tháng 1 tờ, mỗi ấp báo gửi đến 4 chức danh gồm: Tổ trưởng nhân dân tự quản, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp, Trưởng Ban công tác Mặt trận.

3. Cấp tỉnh tổ chức ký kết với các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thực hiện kế hoạch xây dựng ấp, khu phố an toàn về an ninh trật tự giai đoạn 2018 - 2020. Đã có 9 địa phương được chọn làm điểm trên 9 huyện, thành phố; mô hình tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả.

 Lễ hội Dừa là sự kiện đặc biệt và độc đáo của tỉnh Bến Tre (ảnh: XTDL).
Ông Võ Văn Thiện - Trưởng Ban Công tác Phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao Cờ thi đua xuất sắc cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre.

4. Bên cạnh đó, cấp tỉnh duy trì việc tổ chức họp mặt chức sắc tiêu biểu các tôn giáo mừng Đảng, mừng Xuân, họp mặt đại biểu đại diện của các dân tộc anh em đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Phối hợp tổ chức họp mặt kiều bào và thân nhân nhân dịp mừng Đảng, mừng Xuân hàng năm.

5. Ngày hội “Văn hóa xứ Dừa”: Hưởng ứng các hoạt động và Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Ngày hội “Văn hóa xứ Dừa”. Từ ngày 27/6 đến 03/7/2022 ngày hội được tổ chức tại 968/968 ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh thu hút trên 79 nghìn người dân đại diện hộ gia đình, các chức sắc tôn giáo, trí thức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn ấp, khu phố tham dự Ngày hội. Ngày hội được diễn ra với 3 nhóm hoạt động chính: Hoạt động văn hóa – nghệ thuật như nói thơ Vân Tiên, ngâm thơ, hò, vè; hát tài tử, dân vũ, thể dục dưỡng sinh...;

Hoạt động trò chơi dân gian xứ Dừa như thắt các con vật bằng lá dừa, đan liếp lá dừa, đi cầu dừa, đi trên gáo dừa, bó đuốc lá dừa; các hoạt động khéo tay như nướng bánh tráng dừa, lột dừa khô, nạo dừa, chặt dừa…rất phong phú, đa dạng, thu hút lực lượng tham gia đông, sôi nổi; Hoạt động ẩm thực từ dừa: tổ chức trưng bày đa dạng, phong phú các loại bánh dân gian Nam bộ, trình bày đẹp mắt như bánh chuối nước cốt dừa, bánh rau mơ chấm nước cốt dừa, bánh dừa, bánh lọt nước cốt dừa; bánh đúc, bánh bò nước cốt dừa, chuối quết dừa, bánh ít, bánh tét, các loại chè..; tổ chức hội thi nấu các món ăn về dừa trưng bày mâm cơm gắn với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; có 1.671 tập thể và 1.388 cá nhân được khen thưởng trong các hoạt động Ngày hội gắn với kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vận động xã hội hóa thực hiện các công trình, phần việc với tổng số tiền là gần 31 tỉ đồng để hỗ trợ xây dựng 254 nhà tình nghĩa cho gia đình; 156 nhà Đại đoàn kết ; 14 cây cầu giao thông nông thôn; 1 tuyến đường giao thông nông thôn.

img_5060.jpeg
Một hoạt động hỗ trợ người nghèo của Mặt trận tỉnh Bến Tre.

6. Vận động ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19: Năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chỉ đạo hệ thống Mặt trận tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kết hợp kêu gọi, tiếp nhận sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị, trong và ngoài tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả cấp tỉnh đã tiếp nhận sự ủng hộ của 111 tổ chức, cá nhân với số tiền trên 2,7 tỷ đồng đã chi hỗ trợ mua nhiệt kế, máy thở thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19; tiếp nhận hàng hóa gồm hàng chục ngàn khẩu trang các loại, nước rửa tay diệt khuẩn, 2.000 thùng nước dừa, sữa dừa, 02 máy ATM phát gạo miễn phí và trên 50 tấn gạo, đã phân phối đến các đơn vị và các huyện thành phố.

Mô hình cấp huyện và cơ sở

1.Mô hình “Tìm hiểu kiến thức về giám sát, phản biện xã hội và kiến thức pháp luật mới” bằng hình thức: minigame trực tuyến của thành phố Bến Tre.

Nhằm chuyển tải những nội dung cơ bản các văn bản pháp luật về giám sát và phản biện xã hội; kỹ năng, nghiệp vụ mà những người làm công tác Mặt trận ở xã, phường, ấp, khu phố cần có. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội của Nhân dân. Mô hình đã đạt một số kết quả:

img_5061.jpeg
Giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài phỏng vấn được đăng trực tiếp trên trang Fanpage Mặt Trận thành phố, đã có hơn 2 nghìn lượt người truy cập gồm 1.760 lượt người tiếp cận, hưởng ứng và 356 lượt người tương tác bài viết.

Tổ chức 4 kỳ Minigame trên Facebook, trang Fanpage của MTTQ Việt Nam thành phố, có gần 700 lượt người tham gia thi, hơn 5 nghìn lượt người tiếp cận, truy cập.

So với chỉ tiêu: đạt 120% kế hoạch số kỳ tổ chức, lượt người tham gia đạt 150%.

Nhìn chung, trang Fanpage là một trong những công cụ thông tin tuyên truyền của Mặt trận để phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng về khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần hiện đại hóa các mối quan hệ, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội về các nhiệm vụ mà MTTQ Việt Nam đang triển khai, thực hiện. Vì vậy hiệu quả tuyên truyền rất lớn, số lượt người tiếp cận so gấp nhiều lần so với tuyên truyền trực tiếp.

Mô hình có thể nhân rộng trong các năm sau, nhất là tuyên truyền về các chủ trương, nghị quyết, pháp luật, những vấn đề mà người dân quan tâm.

2. Mô hình tuyên tuyền thông qua biểu diễn tiểu phẩm ở các xã Thạnh Phước, Thị Trấn, Phú Long, Định Trung được phát huy, duy trì và tiếp tục nhân rộng trong huyện Bình Đại năm 2019 - 2020.

Các xã, thị trấn phối hợp với Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố thành lập đội gồm 5 người để biểu diễn các tiểu phẩm nhằm tuyên truyền đến người dân như bảo vệ môi trường, hôn nhân gia đình, luật giao thông đường bộ, bài trừ các tệ nạn xã hội…

Mô hình đã thu hút được người dân đến xem và nội dung được người dân xem dễ nhớ, dễ làm không khô khan so với tuyên truyền bằng tài liệu, người dân thích xem biểu diễn tiểu phẩm hơn.

3. Mô hình “Tổ chống trộm" ra đời tại xã Tiên Long, huyện Châu Thành năm 2019.

Trên cơ sở phát huy tinh thần tự phòng, tự quản của một số người dân tiêu biểu trong phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở mỗi Tổ nhân dân tự quản.

Nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện đối tượng lạ mặt, có biểu hiện nghi vấn để báo cho lực lượng Công an làm rõ, xử lý; đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực nâng cao ý thức cảnh giác trước hoạt động của cảc loại tội phạm, nhất là trộm cắp tài sản đề người dân tự phòng, tự bảo vệ, tránh xảy ra mất trộm.

Mô hình được triển khai từ năm 2008, qua sơ kết mô hình có hiệu quả cao; Huyện ủy, UBND huyện, UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành thống nhất chỉ đạo nhân rộng ra toàn huyện.

Đến nay, đã nhân rộng được 150 Tổ với 1.225 thành viên trên, có nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được các cấp khen thưởng. Hiện mô hình này được nhân rộng trên đia bàn xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách gồm 02 Tổ với 16 thành viên.

QUỐC ĐỊNH