Thả rông trâu bò đi trên đường, chủ vật nuôi bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố; Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; Đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên.
Như vậy, trường hợp thả rông trâu bò đi trên đường không bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện đang tham gia giao thông thì chủ vật nuổi có thể sẽ phải chịu mức phạt vi phạm hành chính số tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông thì chủ vật nuôi có thể bị phạt tù.
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau: Tội vô ý làm chết người.
Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Như vậy, trong trường hợp chủ vật nuôi thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Theo đó, tùy tính chất và mức độ mà người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.