Xã hội

Quảng Ninh: Hối hả tận thu gỗ rừng gãy đổ sau bão

Ngọc Anh 03/10/2024 17:10

Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại cho hơn 18.000 ha rừng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), ước tính thiệt hại khoảng 550 tỷ đồng. Những ngày này, người dân đang hối hả tập trung tận thu gỗ rừng bị gãy đổ, dọn dẹp, vệ sinh rừng để tái trồng rừng.

dji_0749.jpeg
tvp_2479.jpeg
Chỉ tính riêng tại xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) đã có hơn 2.900 ha rừng trồng của 430 hộ dân trên địa bàn bị gãy đổ.
tvp_2493.jpeg
img_2037.jpeg
Sau bão, các hộ dân đã huy động tối đa người trong gia đình và thuê thêm nhân công để kịp thời tận thu gỗ rừng bị gãy đổ, chủ yếu là gỗ keo.
dji_0827.jpeg
Người dân dùng cưa máy cầm tay để cưa các cây keo bị gãy đổ để cho tiện tận thu và dọn dẹp rừng, phòng chống cháy rừng.
img_2146.jpeg
img_2170.jpeg
Các thân cây keo được bóc vỏ ngay tại chỗ để khi bán được giá hơn. Giá keo trắng (keo đã bóc vỏ) cao hơn giá keo đen (keo chưa bóc vỏ).
img_2058.jpeg
Đã hơn 3 tuần kể từ sau bão, chị Hoàng Mai Dung (thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) mới dọn dẹp, tận thu được hơn 2 ha rừng trong tổng số gần 6 ha rừng keo bị gãy đổ của gia đình.
img_2158.jpeg
Theo chị Dung, thời điểm sau bão, việc thuê nhân công đi tận thu keo rất khó, bởi hầu hết nhà ai cũng có rừng bị thiệt hại nên họ tập trung xử lý rừng của gia đình mình trước. Mặt khác cây keo gãy rất khó bóc vỏ nên cũng không ai muốn nhận làm. Nếu thuê được người thì chi phí cũng cao hơn nhiều so với ngày thường, khoảng 350.000 đồng/người/ngày.
img_2183.jpeg
Trước bão, keo trắng bán được với giá từ 1,5 - 1,6 triệu đồng/tấn còn keo đen thì được khoảng 900.000 đồng/tấn. Sau bão, giá keo giảm, keo trắng chỉ bán được với giá khoảng 1 triệu đồng/tấn, keo đen được 750.000 đồng/tấn.
img_2212.jpeg
Người dân bốc xếp keo trắng lên xe tải để chở đến điểm thu mua.
img_2256.jpeg
Anh Hoàng Văn Sơn, Trưởng thôn Sơn Hải (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) vừa đi kiểm đếm rừng thiệt hại vừa động viên, hỗ trợ bà con trong thôn tận thu keo.
img_2353.jpeg
Keo và các loại cây rừng bị gãy đổ do bão được tận thu và chở đến các điểm tập kết trên địa bàn chờ thương lái đến thu mua.
img_2295.jpeg
Ngoài cây keo bị gãy, còn có nhiều cây sa mộc, bạch đàn,... bị bật gốc, đổ do bão số 3 cũng được tận thu. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 tấn gỗ được đưa đến một điểm tập kết ở xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ).
img_2304.jpeg
Người dân róc vỏ cây sa mộc tại điểm tập kết được trả tiền công 3.000 đồng/cây. Một người làm năng suất có thể róc vỏ được khoảng 100 cây sa mộc/ngày tương đương với thu nhập 300.000 đồng/ngày.
img_2330.jpeg
Tuy nhiên, ở thời điểm này, mặc dù giá thuê cao nhưng việc tìm nhân công để khai thác, vận chuyển hay bóc tách vỏ cây cũng đều rất khó khăn.
img_2440.jpeg
Không chỉ vậy, nguồn cung về cây giống cũng không đủ phục vụ nhu cầu của bà con tái trồng rừng sau bão.
img_2405.jpeg
Hiện nay, các vườn ươm phải thuê thêm nhân công, tăng thời gian làm việc để khẩn trương ươm số lượng lớn cây keo giống.
img_2457.jpeg
Bà Đinh Thị Quang (khu 2, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ), chủ vườn ươm giống cây keo cho biết, mặc dù đã thuê thêm người và làm việc "hết công suất" tuy nhiên mới chỉ dự kiến đủ đáp ứng nhu cầu của chính gia đình mình cùng anh em họ hàng.
img_2399.jpeg
Theo bà Quang, trước bão, vườn ươm cây keo giống nhà bà bán với giá 700 đồng/cây, cao khoảng 30cm. Từ sau bão, vườn chưa dám nhận đơn hàng của người dân vì không kịp làm, tuy nhiên nếu bán thì giá cũng rơi vào 1.500 đồng/cây, do chi phí sản xuất tăng.
img_2394-ae7cdd946e16e3a88ad1d031924f39a6.jpeg
Bên cạnh đó, keo giống được ươm trồng trong mùa hè chỉ khoảng 4 tháng là có thể xuất bán được, thế nhưng bước vào mùa đông lại phải mất đến 5 - 6 tháng. Điều này càng khiến nguồn cung về keo giống để tái trồng rừng càng khan hiếm hơn...

Ngọc Anh