Xã hội

Những ruộng muối không bóng người ở Thanh Hóa

Đình Minh 16/10/2024 15:50

Tại Thanh Hóa, hiện nay, nghề làm muối rất vất vả, song thu nhập bấp bênh khiến diêm dân không còn mặn mà với nghề. Vì vậy, đã có hàng chục ha đất làm muối ở Nghi Sơn và Hậu Lộc đang bị bỏ hoang, cỏ cây mọc um tùm.

dji_fly_20241010_103826_663_1728531593672_photo (1)
Con số thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: Năm 2017, tổng diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh là 197ha, trong đó, huyện Hậu Lộc 123ha, thị xã Nghi Sơn 74ha. Sau 7 năm, đến 2024, tổng diện tích sản xuất muối trên toàn tỉnh giảm 87 ha. Ảnh: Đình Minh
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: Năm 2017, tổng diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh là 197ha, trong đó, huyện Hậu Lộc 123ha, thị xã Nghi Sơn 74ha. Sau 7 năm, đến 2024, tổng diện tích sản xuất muối trên toàn tỉnh chỉ lại gần 110 ha, vẫn tập trung tại 2 địa phương trên. Ảnh: Đình Minh
Thưc tế hiện nay, việc sản xuất muối chỉ còn tồn tại tại xã Hải Lộc và Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc). Tại thị xã Nghi Sơn, các xã, phường như: Hải Hà, Hải Châu, Hải Thượng, Hải Bình đã ngừng sản xuất muối từ năm 2022, nguyên nhân là do người dân bỏ nghề và diện tích đất làm muối đã được chuyển sang làm các dự án, công trình giao thông... Ảnh: Đình Minh
Thực tế hiện nay, việc sản xuất muối chỉ còn tồn tại tại xã Hải Lộc và Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc). Còn tại thị xã Nghi Sơn, các xã, phường như: Hải Hà, Hải Châu, Hải Thượng, Hải Bình đã ngừng sản xuất muối từ năm 2022, nguyên nhân là do diện tích đất làm muối được chuyển mục đích sử dụng để làm các dự án, công trình giao thông... Ảnh: Đình Minh
Trong ảnh là một cánh đồng muối bỏ hoang, ngập trong nước tại phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) mà PV ghi nhận đầu tháng 10/2024. Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND phường Hải Bình cho biết: Thời điểm nghề muối cực thịnh, trên địa bàn có gần 90ha đất để làm muối với hàng trăm hộ dân theo nghề này. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241007_153826_606_1728290319320_photo.jpg
'Lúc đấy làm muối là nghề chính nên bà con trong xã ai cũng có một ruộng muối. Đến khi Nhà nước triển khai xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, các cánh đồng muối gần như bị xóa sổ, đến năm 2012 thì toàn phường không ai còn làm nghề này, đất làm muối cũng được quy hoạch để phục vụ các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và làm các khu tái định cư cho người dân", ông Sơn chia sẻ.
dji_fly_20241007_153150_592_1728289924415_photo.jpg
Tại phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn), giai đoạn 2018-2020, diện tích sản xuất muối tại đây là 74ha, tuy nhiên, hiện nay, chỉ còn khoảng gần 40ha đất làm muối. Theo UBND phường Hải Châu, do thị trường tiêu thụ khó khăn, giá muối xuống thấp, thu nhập từ sản xuất muối không cao nên nhiều hộ diêm dân không mặn mà sản xuất muối mà bỏ đi làm việc khác có thu nhập cao hơn. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241010_104254_673_1728531788907_photo-584dd49412123ef95e84f2b1c6ca1a71.jpg
Trong ảnh là cánh đồng muối với diện tích gần 30ha tại xã Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc). Ông Trịnh Xuân Hán - Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc cho biết: Cách đây khoảng 10 năm, cả xã Hòa Lộc có đến gần 100ha đất làm muối nhưng hiện tại chỉ còn lại 1/3. 'Năm 2023, 4.100 tấn muối được làm ra tại xã Hòa Lộc đã cung cấp cho các công ty, chế biến nước mắm trên địa bàn huyện Hậu Lộc và các vùng Nga Sơn, Hoằng Hóa, các tỉnh ngoài như Hưng Yên, Hà Nam... với giá bán trung bình là 2.500 đồng/kg. Như vậy, nếu chia bình quân cho khoảng 300 hộ dân, mỗi hộ chỉ đạt được khoảng 3 triệu đồng/tháng từ việc làm muối, một mức thu nhập quá thấp, trong khi công việc lại vô cùng vất vả', ông Hán nói. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241010_104158_671_1728531737492_photo (1)
Theo ông Hán, đến nay, toàn xã Hòa Lộc đã chuyển đổi 30 ha đất làm muối kém hiệu quả, trong đó, 18 ha chuyển sang nuôi tôm công nghiệp, cá bống giống, 8 ha dành để xây cụm công nghiệp Hòa Lộc, 3 ha làm công ty giày. 'Theo quy hoạch của huyện Hậu Lộc, đến năm 2030, xã vẫn sẽ giữ lại 14 ha đất làm muối vì đây là nghề đặc trưng của xã, đã gắn bó với các lớp thế hệ hàng trăm năm', ông Hán nói.
Là một trong những hộ còn làm nghề, bà Phạm Thị Loan, trú thôn Tam Hòa 2 cho biết, hiện gia đình đang có gần 3.000 m2 đất làm ruộng muối. Năm 2023 vừa qua, muối được giá khi đạt mức 2.500 đồng/kg nên bà cũng kiếm được đồng ra, đồng vào. Tuy nhiên, so về mặt bằng chung, nghề này vẫn quá vất vả khi chỉ làm được trong những tháng có nắng, thu nhập trung bình chỉ đạt mức 100.000 đồng/ngày.
Là một trong số ít những hộ còn làm muối ở Hòa Lộc, bà Phạm Thị Loan (trú thôn Tam Hòa 2) cho biết: Hiện gia đình đang có gần 3.000 m2 đất làm ruộng muối. vào thời điểm vụ mùa, khi trời có nắng, nếu hai người làm cật lực, ngày cũng làm được khoảng 200kg muối trắng. Với giá trung bình khoảng 2.500 đồng/kg, trừ chi phí, thu nhập chỉ được gần 150.000 đồng/ngày. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241010_104426_676_1728531887031_photo.jpg
Bà Ngọ Thị Lanh - Phó Trưởng phòng NNPTNT, UBND huyện Hậu Lộc cho biết: Để hỗ trợ các HTX hoạt động, tỉnh đã miễn giảm chi phí thủy lợi; khuyến khích bà con diêm dân làm ô mới với mức 100.000 đồng/ô; hỗ trợ một phần nứa lát chạt nan mới cho bà con diêm dân; chi trả tiền dọn đất bờ mương với định mức 20.000 đồng/ phần ruộng. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241010_104048_669_1728531732368_photo.jpg
Bà Lanh nói: 'Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực để chuyển đất muối sang đất phi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn'. Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với các địa phương có lao động làm nghề muối để lồng ghép cơ chế, chính sách hỗ trợ diêm dân; hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã củng cố đê bao, kênh mương, đáp ứng nhu cầu sản xuất muối... Ảnh: Đình Minh

Đình Minh