Văn hóa

Ấn tượng trang phục thổ cẩm độc đáo tại Vũ điệu Ban Mê

Thanh Nga 20/10/2024 14:56

Thổ cẩm Tây Nguyên mang trong mình vẻ đẹp tinh tế đầy sức hút và đặc trưng của đồng bào các dân tộc TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

z5948389096696_e5ac35dd343596510f463ab67372af19.jpg
z5948346859999_f745dbc6f9d69786aa61716c52d9e25d.jpg
Mỗi sản phẩm thổ cẩm là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn sáng tạo của những người nghệ nhân.

Tối 19/10, UBND thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống độc đáo tại Vũ điệu Ban Mê.

Chương trình diễn ra dưới tán cây Long Não cổ thụ trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại, TP Buôn Ma Thuột. Trong không gian huyền ảo, đầy màu sắc và âm thanh, khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật và trình diễn thời trang qua các bộ sưu tập thời trang áo dài kết hợp thổ cẩm các dân tộc như Ê Đê, Bana, Jarai…do nhà thiết kế Đặng Thị Minh Hạnh thực hiện. Chương trình được dàn dựng công phu, kết hợp tái hiện các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, làm gốm,…

z5948389036629_756e531d5d07b216c15cbcb4693fbece.jpg
Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Buôn Ma Thuột phát biểu.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa của vùng đất Tây Nguyên nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng. Được thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, nghề dệt thổ cẩm không chỉ là cách để tạo ra những món đồ dùng hàng ngày mà còn là biểu tượng của sự tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc.

z5948389217095_f591a603dc15ef940fda50bfe22806e4.jpg
z5948389217133_8fb293312ae42555f4e854de2be86c22.jpg
Các nghệ nhân đã giới thiệu các sản phẩm và biểu diễn quy trình dệt thổ cẩm; trình diễn các bộ trang phục thổ cẩm đặc sắc của đồng bào DTTS.

Thổ cẩm Tây Nguyên mang trong mình vẻ đẹp tinh tế đầy sức hút và đặc trưng của đồng bào các dân tộc TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phản ánh sự gắn kết cực kỳ sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Mỗi sản phẩm thổ cẩm là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn sáng tạo của những người nghệ nhân, không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là sản phẩm thể hiện chiều sâu văn hóa, kết nối quá khứ với hiện tại.

Trong những năm qua, việc triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột bước đầu mang lại hiệu quả. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đã và đang hình thành, phát triển, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách đến tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực.

Thành phố luôn quan tâm và triển khai tổ chức truyền dạy văn hóa phi vật thể, nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển KTXH tại vùng đồng bào DTTS…

z5948389096774_84e67cdf60eb46a828b2f410346116a7.jpg
z5948389036794_6a22f5f0d255049bba4cbb6f86652970.jpg
“Vũ điệu Ban Mê” đã mang đến những màn biểu diễn nghệ thuật hết sức ý nghĩa.

Chương trình “Vũ điệu Ban Mê” đã mang đến cho đại biểu, Nhân dân và du khách những màn biểu diễn nghệ thuật hết sức ý nghĩa, được dàn dựng công phu; các nghệ nhân đã giới thiệu các sản phẩm và biểu diễn quy trình dệt thổ cẩm; trình diễn các bộ trang phục thổ cẩm đặc sắc của đồng bào DTTS do các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng hàng đầu Việt Nam thực hiện.

Buôn Ma Thuột hôm nay trở nên huyền diệu hơn vì những đường tơ của Thổ cẩm đang dệt nên vũ điệu mới cho cuộc sống trên mảnh đất di sản đậm chất Tây Nguyên, giàu bản sắc. Với bàn tay và trái tim dũng cảm, những người con Tây Nguyên đã tạo nên những sản phẩm thổ cẩm rất đặc sắc, mang đậm hơi thở cuộc sống. Tiếp nối để góp phần phát triển ngành nghề truyền thống, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc TP Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Từ đó mang trang phục thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS Tỉnh Đắk Lắk đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk ngày một giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

z5948389156607_4897181b4292a8d55411487a25f1a348.jpg
z5948389156614_7c811550ef59278c9c20e3d55656d05e.jpg
Với bàn tay và trái tim dũng cảm, những người con Tây Nguyên đã tạo nên những sản phẩm thổ cẩm rất đặc sắc.

"Đây là hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Qua đó quảng bá, giới thiệu những sản phẩm về văn hóa, về du lịch của Buôn Ma Thuột để nhân dân, du khách trong và ngoài nước biết đến, TP Buôn Ma Thuột có những nét văn hóa truyền thống nhưng cũng mang những nét hiện đại và khẳng định quyết tâm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên”, ông Phạm Tiến Hưng cho hay.

Thanh Nga