Xã hội

Giải pháp thu hút lao động làng nghề vào lưới an sinh thông qua chính sách bảo hiểm xã hội? Bài 1: Câu chuyện từ những làng nghề

Lê Minh Long 27/10/2024 14:37

Hiện cả nước có khoảng 11 triệu lao động trong các làng nghề. Mức thu nhập của những đối tượng này không thấp so với công nhân các khu công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động còn thấp, dẫn đến nhiều thiệt thòi, rủi ro khi hết tuổi lao động.

1 (ảnh chính)

2 (TÍT PHỤ 1)

Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) được Sở Du lịch thành phố Hà Nội, UBND huyện Ứng Hòa đầu tư để trở thành một trong những điểm đến du lịch làng nghề. Từ đầu năm 2024 đến nay, nơi đây đã đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống, như: Hương nén, nụ trầm, nụ trám, hương vòng.

Nhờ có nghề truyền thống cuộc sống của người dân nơi đây khá ổn định và có mức thu nhập khá. Theo báo cáo của xã Quảng Phú Cầu toàn xã có 7.379 người trong độ tuổi lao động. Thu nhập bình quân của người lao động làm nghề tại xã là 72 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập này không phải thấp với người dân ngoại thành Hà Nội, tuy nhiên số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện khá khiêm tốn. Tính đến hết tháng 6/2024 toàn xã mới có 86 người tham gia BHXH tự nguyện.

3 (ảnh 2)

Chia sẻ về nguyên nhân vì sao chính sách BHXH tự nguyện chưa được người dân làng nghề đón nhận, chủ cơ sở sản xuất Lam Hiền (thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu) Phạm Hồng Lam thẳng thắn giãi bày: Tôi gắn bó với nghề truyền thống của làng từ lâu, ban đầu làm thuê, sau thì tự mở xưởng sản xuất. Công việc rất vất vả, nhưng mang lại thu nhập tương đối ổn định. Mỗi lao động, tùy trình độ, số lượng sản phẩm làm ra, có thể đạt thu nhập trung bình 7-8 triệu đồng/tháng. Người nào làm khéo và nhanh tay có thể đạt thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng. Lao động tại làng nghề đa phần đều mua bảo hiểm y tế, một số có tham gia bảo hiểm nhân thọ, nhưng hầu hết đều chưa hiểu rõ, chưa tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Ngay bản thân tôi cũng không tham gia cho mình và cho gia đình. Vì suy nghĩ thấy thời gian tham gia lâu nhưng khi về hưu mức lương cũng không cao nên cũng ngại. Vì thế tôi chọn tham gia bảo hiểm thương mại cho mình và gia đình.

Trưởng thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu Nguyễn Đình Đảm cho biết: “Hơn 90% lao động trong thôn làm nghề truyền thống, đời sống, thu nhập ổn định, nhưng hầu hết đều chưa nghiêm túc nghĩ về tầm quan trọng của việc tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng các chế độ an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động”.

Tương tự, tại làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) câu chuyện làm thế nào để đưa chính sách BHXH tự nguyện về với làng nghề truyền thống cũng là bài toán rất khó.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Chuyên Mỹ, Đinh Chí Nguyện, lao động trên địa bàn xã đều có việc làm thường xuyên nhưng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện rất thấp dù UBND xã cùng các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị tích cực vận động. Nguyên nhân do tâm lý người dân còn e ngại về chính sách trong khi đó, thu nhập người dân làng nghề tính ổn định không cao nên khi chính sách chưa có sự hấp dẫn đã không đủ thuyết phục người dân tham gia.

Chia sẻ về lý do không tham gia BHXH tự nguyện, anh Nguyễn Văn Sáng (35 tuổi) ở làng nghề Khảm trai Chuyên Mỹ giãi bày: Tôi làm nghề được gần 20 năm, thu nhập cũng được từ 10 đến 14 triệu đồng/tháng, tính ra mỗi ngày công cũng được từ 300-500 nghìn đồng. “Nhìn vào mức thu nhập này có vẻ cao nhưng có làm nghề mới biết rất vất vả và không dám chắc sẽ theo đuổi được đến khi nào.Đây cũng lý do khiến tôi băn khoăn không chọn lựa tham gia BHXH tự nguyện bởi, nếu tham gia sẽ phải bỏ giữa chừng nếu mình mất việc làm”, anh Sáng chia sẻ.

4 (TÍT PHỤ 2)

Không riêng làng nghề tại thành phố Hà Nội mà tại các làng nghề hiện nay số người dân tham gia BHXH tự nguyện đều rất thấp. Tại tỉnh Vĩnh Phúc ông Nguyễn Duy Phương, Giám đốc BHXH Vĩnh Phúc cho biết, theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho thấy, toàn tỉnh hiện có 25 làng nghề đã được công nhận, trong đó, 19 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề mới, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu gồm: Mộc, gốm, đan lát mây tre, rèn, chế biến nông lâm sản, tạo việc làm hơn 55.000 lao động nông thôn. Tuy nhiên, theo thống kê số lao động tham gia BHXH tự nguyện tại các làng nghề mới chỉ có khoảng 2.453 người. Đây là con số còn thấp so với tiềm năng vốn có ở các địa phương.

Chỉ ra nguyên nhân khiến tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tại các làng nghề thấp ông Nguyễn Duy Phương cho biết, thu nhập trung bình của mỗi lao động tại các làng nghề đạt từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng; một số lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực mộc, chế tác đá, bông vải sợi…có thu nhập cao hơn, ở mức từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, lao động ở các làng nghề truyền thống thường làm việc theo thời vụ và thu nhập không thường xuyên. Nhiều người lo lắng rằng họ không thể duy trì việc đóng BHXH lâu dài do thiếu nguồn thu nhập thường xuyên. Điều này làm cho họ cảm thấy việc tham gia BHXH tự nguyện không đảm bảo.

5 box (4)

Đáng chú ý, theo ông Phương hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện đang được Nhà nước hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng: hộ nghèo (30%), cận nghèo (25%), các đối tượng còn lại là 10% trên mức thu nhập chuẩn nghèo khu vực nông thôn (1.500.000 đồng); đồng thời tỉnh Vĩnh Phúc cũng hỗ trợ thêm cho 3 nhóm đối tượng này với mức hỗ trợ tương tự như trên. Dù vậy, chính sách này vẫn chưa tạo sức hấp dẫn để người dân làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.

“ Với những người dân làng nghề có thu nhập ổn định song họ có tâm lý e ngại và thích tích lũy cá nhân thông qua các hình thức khác như gửi tiết kiệm thay vì tham gia BHXH. Họ cho rằng việc tự quản lý tài chính sẽ linh hoạt hơn so với việc đóng BHXH lâu dài và bắt buộc. Chính vì vậy, việc vận động và tuyên truyền với nhóm đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện gặp rất nhiều khó khăn”, ông Phương giãi bày.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) Tạ Việt Anh cho biết, thực tế, thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề cao gấp 2-3 lần lao động thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước, qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tại làng nghề tham gia đóng BHXH rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thu nhập của lao động làng nghề chưa ổn định; chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn với lao động khu vực phi chính thức.

Tỷ lệ lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện thấp không chỉ là câu chuyện của làng nghề thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc mà là câu chuyện chung của các làng nghề hiện nay. Vì vậy, mới đây Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo BHXH Việt Nam cùng Bộ LĐTB&XH nghiên cứu giải pháp phù hợp để mở rộng diện bao phủ đối với lao động làng nghề.

6 (ẢNH CUỐI)

Lê Minh Long