Nền văn hóa nông nghiệp lâu đời của làng Việt – làng nghề, qua ống kính độc đáo của nữ nghệ sỹ nhiếp ảnh trẻ Helena Vân, thật “đằm và lắng” tựa trầm tích đương đại, dung dị mà bí ẩn.
Cù lao sông nước Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) có nghề trồng lác để dệt chiếu và làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ - thu nhập chính của bà con nông dân như một nghề truyền thống ở Nam Bộ.
Xã hội phát triển từng ngày trên xa lộ 4.0, và sản xuất nông nghiệp đã cuốn theo chuỗi công nghệ hiện đại, nhưng vẫn còn đó nghệ nhân tài hoa thầm lặng với nghề. Như một trầm tích đương đại, có chút lem luốc mà tinh hoa, mỗi bức ảnh của Helena Vân qua album “Làng nghề” cõng theo giá trị văn hóa đặc sắc. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.
Dưới nắng trưa, phút giải lao quý báu của diêm dân Hòn Khói (tỉnh Khánh Hòa), những người đã gắn bó với nghề làm muối qua nhiều thế hệ, có vẻ đẹp của nỗi nhọc nhằn. Và khi muối tạm buông tay cho vơi lam lũ…Đâu đó rẻo cao, vẽ hoa văn vải lanh bằng sáp ong là nghề thủ công lâu đời của phụ nữ Dao Tiền ở bản Hoài Khao ở Cao Bằng – nét nhận dạng văn hóa bởi họa tiết giàu chất nghệ thuậtLàng Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) là nơi lưu giữ nghệ thuật đan đó (dụng cụ bắt tôm, cua, cá) truyền thống hơn 200 năm tuổi. Cụ Lương Sơn Bạc nay đã 85 tuổi vẫn hằng ngày đạp xe chở đó ra chợ bán. Bên con đường trần gian ấy có những mộ phần trầm lặng.Nổi tiếng những làn điệu Quan họ ngọt ngào, người làng Phù Lãng ở Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh) có Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – nghề làm gốm. Đặc trưng tuyệt đỉnh chính là chất men “da lươn” có tông màu nâu bí ẩn và tinh xảo. Du khách đến thăm có thể trải nghiệm quá trình tạo ra các sản phẩm đặc biệt này.