Ô tô hất tung tài xế xe máy lên nóc capo ở Lai Châu vì lỗi giao thông nguy hiểm

Đoạn clip do camera giám sát tại ngã 3 Chạm Cả, Tân Uyên, Lai Châu ghi lại hình ảnh một vụ tai nạn ô tô đâm xe máy xảy ra vào lúc 15h20' ngày 17/10 đang gây chú ý trên mạng xã hội.

Trong clip, một người đàn ông lái xe máy đi sang đường thì từ phía sau một xe ô tô màu trắng lao vút tới.

Theo người chia sẻ clip lên mạng xã hội, nữ tài xế điều khiển xe ô tô qua khúc cua với tốc độ cao, thiếu quan sát và phán đoán sai nên đã xảy ra tai nạn với người đi xe máy, hất văng người này bay lên nóc capo. Sau cú đâm người đi xe máy không bị nguy hiểm tới tính mạng.

Hình ảnh cắt ra từ clip
Hiện trường vụ tai nạn

Đoạn clip nhanh chóng được chia sẻ lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Một số người cho rằng cả 2 tài xế đều bất cẩn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trong đó phần lớn lỗi sai là ở người phụ nữ điều khiển xe ô tô không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát.

Một số bình luận của cư dân mạng:

"Ô tô không tập trung và có vẻ đi khá ẩu. Bác kia đi như vậy khá chậm nếu tôi đi sau tôi cũng khó phán đoán được là bác ý định rẽ kiểu gì. Tình uống này là phải giảm tốc độ";

"Nguyên tắc là đến chỗ giao nhau thì vẫn nên đi chậm. Nhập làn ngược chiều vẫn phải có xi nhan và chừa đường cho xe cùng chiều tránh. Xe ô tô tông là sai hoàn toàn";

"Nhập làn là phải quan sát kỹ, cẩn thận. Nhập làn rồi phải nhanh chóng tăng tốc cho phù hợp tương đối với các xe đi trên đường. Nhập làn xong bò bò như thế nguy hiểm lắm. Xe con hơi thiếu chú ý. Nhưng chiếu theo luật có lẽ ô tô phải đền rồi";

"Sang đường kiểu dập dòm thế này mới là nguy hiểm. Nếu chịu khó quan sát thì đã thấy ô tô từ khá xa rồi. Một là sang nhanh bên làn kia, hai là dừng cho ô tô nó qua. Chính vì không dứt khoát nên ô tô nghĩ ông xe máy sang làn mới đánh lái sang trái tránh đấy. Đi trên đường, em sợ nhất mấy cụ cứ dập dòm kiểu này, không rõ đi tiếp hay dừng".

Lam Giang

Clip: MXH

Dân mạng rủ nhau về quê, chuyển khỏi phòng trọ 'không lối thoát' sau vụ cháy

Nghe tin nhà trọ ở Hà Nội cháy lớn khiến 14 người tử vong, cộng đồng mạng bàng hoàng, xót thương. Không ít người hoang mang để lại bình luận muốn về quê sinh sống.

Nghẹn lòng học sinh Hà Nội xếp hàng dài tiễn bạn lần cuối dưới mưa

Sáng 25/5, hình ảnh nhiều học sinh trường THCS Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) xếp hàng dài hai bên đường tiễn biệt bạn lần cuối dưới cơn mưa khiến nhiều người xúc động.

Nam sinh trượt lớp 10 ở Hà Nội: 'Mẹ ơi, cho con quyền được thất bại!'

Mùa tuyển sinh năm đó, K. là một trong hàng nghìn học sinh không may mắn trượt lớp 10 công lập. Em đã phải đối mặt với sự hụt hẫng của bản thân, gia đình. Vậy nhưng, chính em lại là người mạnh mẽ, an ủi ngược lại mẹ của mình.

Tỷ lệ chọi thi lớp 10 Hà Nội 'nghẹt thở', chi tiền triệu luyện 4 ca/ngày

Hơn 2 tuần nữa, kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ bắt đầu. Đây là thời điểm nhiều sĩ tử đang dốc sức ôn tập để bước vào ''cuộc chiến'' được đánh giá là "căng thẳng hơn cả thi đại học".

Tuổi đôi mươi, tôi gửi 7 bức thư tình và nhận ra điều đau đớn trong một đêm mưa

Mỗi tuần, tôi gửi đi một bức thư tình, kể về đủ thứ chuyện của mình và nói với bạn về nỗi nhớ xa xôi... Nhưng người ấy đáp lại tôi bằng sự im lặng mênh mang vô tận.

Tờ giấy ngoài cửa phòng thay đổi cuộc đời nữ sinh trượt lớp 10 ở Hà Nội

Thi trượt các nguyện vọng để vào lớp 10 công lập, H. dọn đồ đạc với quyết tâm rời khỏi nhà. Tuy nhiên, tờ giấy của mẹ để trước cửa phòng đã thay đổi suy nghĩ của em...

Người Việt đầu tiên học tại phân viện của Đại học Oxford

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), Chu Công Sơn trở thành người Việt đầu tiên trong hơn 250 năm theo học tại Harris Manchester College thuộc Đại học Oxford.

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Đang cập nhật dữ liệu !