Thất thủ ở Trung Đông, phiến quân IS tập trung vào Nam Á

Linh Chi 29/10/2016 09:05

Trong bối cảnh nhiều phần lãnh thổ tại Syria và Iraq đang bị thu hẹp, và đặc biệt trong lúc mà thành trì của chúng ở Iraq đang hứng chịu chiến dịch tấn công lớn, phiến quân IS cùng các tổ chức có liên quan như al-Qaeda đang tìm cách di chuyển tới một vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Đông.

Vài năm trở lại đây, IS đã bắt đầu kế hoạch tăng cường
hiện diện tại khu vực Nam Á. (Nguồn: The Sun).

Trong lúc đang mất dần đi quyền lực của mình, giới chuyên gia lo ngại rằng phiến quân IS có thể tìm cách tái hợp với mạng lưới khủng bố mà trước đây chúng từng tách khỏi, al-Qaeda, hoặc sẽ tìm cách tập trung lực lượng tại một quốc gia hoặc khu vực nào đó ít sự quản lý của một chính phủ hữu hiệu.

Trung tâm của làn sóng chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã bắt đầu chuyển dịch từ Afghanistan sang Iraq sau khi Mỹ tổ chức cuộc chiến ở Iraq hồi tháng 3/2003 và đạt tới đỉnh điểm sau khi làn sóng biểu tình trỗi dậy ở Syria trong năm 2011. Tuy nhiên, sau khi chịu nhiều tổn thất, có nhiều tín hiệu cho thấy IS đang tìm cách trỗi dậy một lần nữa cả về sức mạnh, tầm ảnh hưởng ở khu vực Nam Á, cụ thể là Afghnistan và Pakistan.

Phân nhánh mới của IS

IS đã bắt đầu kế hoạch này từ hồi tháng 6/2014 khi chúng tìm cách lôi kéo một số nhóm chiến binh nước ngoài tại Pakistan và Afghanistan. Và đến nay, IS đã thống nhất được nhiều tổ chức mà trước kia vốn đấu đá lẫn nhau, tạo nên một tổ chức thống nhất có tên gọi Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISK) vào tháng 1/2015.

Lashkar-e-Jhangvi, tổ chức mới đây bị cáo buộc đứng đằng sau vụ thảm sát tại một học viện cảnh sát ở thành phố Quetta, Pakistan, đã tan rã sau khi chính quyền nước này xử tử thủ lĩnh của nó. Nhưng chi nhánh của tổ chức này tại Karrachi đã chuyển sang cấu kết cùng AQIS - hay al Qaeda ở tiểu lục địa - trong khi nhánh khác ở Baluchistan bắt tay với ISK.

Thêm nữa, Jamat-ul-Ahrar, một tổ chức tách ra từ lực lượng phiến quân Taliban ở Pakistan từng tuyên bố nhận trách nhiệm vụ thảm sát 72 người tại một đám tang hồi tháng 8 vừa qua và một vụ nổ ở công viên khiến 69 người thiệt mạng trong ngày lễ Tạ ơn ở Lahore, cũng đang bắt tay với ISK.

Và cứ như vậy, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố xảy ra mà đứng đằng sau là IS và các tổ chức có liên hệ với chúng. Bắt đầu từ tháng 4-2015, ISK đã tổ chức hàng chục vụ tấn công khủng bố, hầu hết là tấn công tự sát ở Pakistan và Afghanistan, khiến hơn 200 thường dân và nhân sự thuộc lực lượng an ninh thiệt mạng.

Con số thống kê của Trung tâm Quốc tế nghiên cứu Bạo lực chính trị và Chủ nghĩa khủng bố của Singapore mới đây cảnh báo rằng các cuộc tấn công khủng bố kiểu này ngày càng gia tăng xét về quy mô và cường độ, cho thấy một mối đe dọa đang gia tăng.

Gần đây nhất, trong hôm đầu tuần này, ISK đã tổ chức tấn công vào một học viện cảnh sát ở thành phố Quetta, miền Tây Pakistan, khiến 61 người thiệt mạng và 117 người khác bị thương. Trong lúc các học viên đang nghỉ ngơi trong ký túc xá, 3 kẻ có vũ trang đã đột nhập vào bằng cửa sổ và thực hiện các vụ đánh bom tự sát.

Cùng vụ thảm sát đẫm máu trên, nhiều vụ tấn công khủng bố tương tự đã cho thấy rõ mối đe dọa mà IS đang reo rắc trên khắp Pakistan, từ các khu vực bộ lạc thiểu số cho tới các khu vực thành thị. Trong số này bao gồm cả một vụ tấn công hồi tháng 5/2015, khi các tay súng của ISK nhằm vào một chiếc xe buýt chở các thành viên của một tôn giáo của người thiểu số khiến 45 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Hay như vụ tấn công hồi tháng 8 vừa qua, 72 người thiệt mạng trong một vụ tấ công nhằm vào đám tang của một luật sư bị ám sát.

Reo rắc bạo lực, thù hận, sự chia rẽ

Chưa dừng ở đó, hoạt động của tổ chức này còn reo rắc nỗi kinh hoàng ở Afghanistan, nơi mà chúng không chỉ nhằm vào lực lượng liên minh chống IS hay lực lượng an ninh trong nước, mà cả thường dân vô tội.

Hồi đầu tháng, ISK đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ sát hại Trung sỹ Adam S. Thomas, một binh sỹ Mỹ làm việc tại quận Achin của thành phố Nangarhar. Cùng tháng, tổ chức này cũng thực hiện hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các đền thờ Hồi giáo của người Shi’ite.

Có ít nhất 14 người thiệt mạng tại đền thờ Hồi giáo Karte Sakhi ở thủ đô Kabul của Afghanistan trong một buổi lễ Ashura. Tổ chức Taliban ở Afghanistan thậm chí còn lên án các vụ tấn công này, nói rằng “Chúng thực hiện một vụ tấn công nhằm vào tất cả người dân Afghanistan, reo rắc sự thù hận vùng miền và bạo lực”.

“Một khi mà ngọn lửa bạo lực bùng phát, người dân Afghanistan sẽ đánh giết lẫn nhau, nó sẽ làm sói mòn sự đoàn kết của họ, buộc họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài, và cuối cùng là kết thúc bằng một cuộc can thiệp quân sự mà chỉ có lợi cho các phe phái đối lập” - Tổ chức trên nói trong một tuyên bố.

“Điều đó sẽ chỉ khiến chúng bị chia rẽ về chính trị, vùng miền, quân sự và cuối cùng khiến cả đất nước bị tan rã” - Tuyên bố trên nhấn mạnh.

Nhiều vụ tấn công khác mà ISK tuyên bố nhận trách nhiệm ở Afghanistan bao gồm một vụ đánh bom tự sát sử dụng xe máy khiến ít nhất 33 người thiệt mạng bên ngoài một nhân hàng ở thành phố Jalalabad hồi tháng 4-2015, một vụ đánh bom tự sát phối hợp khiến 80 người thiệt mạng trong một cuộc tuần hành hòa bình hồi tháng 7-2015 và vụ hành quyết 8 thành viên của tổ chức Taliban ở Nangarhar trong tháng sau đó.

Người ta ngày càng nhận thấy rằng các chiến thuật mà ISK sử dụng giống như các vụ chặt đầu hay các kiểu hành quyết dã man khác mà IS từng làm trước kia ở Iraq và Syria.

Nguy cơ ở trục Afghanistan-Pakistan

IS hiện đang tự chuyển mình từ một tổ chức hay khoe khoang về tham vọng xây dựng một nhà nước riêng của chúng thành một phong trào khủng bố toàn cầu và trong số tất cả các khu vực mà tầm kiểm soát của chính phủ còn hạn chế thì trục Afghanistan-Pakistan là khu vực dễ chứng kiến sự trỗi dậy của ISK nhất.

Phiến quân Taliban ở Afghanistan, Taliban ở Pakistan, al Qaeda ở vùng tiểu lục địa (AQIS) cùng hàng chục các tổ chức khác hiện đang thách thức ISK, nhưng tầm ảnh hưởng của IS ở khu vực Nam Á này là điều không thể chối bỏ.

Như một phần của chiến lược tản quyền của mình, IS rõ ràng đang gieo một mầm mống nguy hiểm của chúng ở trục Afghanistan-Pakistan. Và bất chấp các chiến dịch quân sự của liên quân chống IS đang diễn ra ở Iraq và Syria, dường như IS vẫn có khả năng sẽ trối dậy một lần nữa cả về sức mạnh, tầm ảnh hưởng ở Afghanistan và Pakistan.

IS đã chịu những tổn thất to lớn tại các vùng lãnh thổ mà chúng từng chiếm đóng trước kia, nhưng sức mạnh của chúng vẫn còn đủ để reo rắc nỗi kinh hoàng và với sự xuất hiện của nhánh ISK, IS vẫn sẽ giữ được động lực và tăng cường sự hiện diện của chúng ở nhiều phần của Pakistan và Afghanistan.

Nếu như chính phủ hai nước này không cùng chung tay để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, mối đe dọa đến từ IS sẽ lớn dần và ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực Nam Á. Hiện nay, ISK đã thành lập nhiều chi nhánh của chúng tại Ấn Độ, trong lúc IS đã bắt đầu hiện diện ở Sri Lanka và Maldives.

IS đã tạo nên một mối đe dọa ngày càng lớn dần ở toàn bộ khu vực Nam Á. Với cộng đồng người Hồi giáo lên tới 240 triệu người, tức chiếm 40% cộng đồng Hồi giáo toàn thế giới, Nam Á được xem là một chiến trường có lợi cho IS.

Giới chuyên gia an ninh đều cho rằng, điều cần làm hiện tại là chính phủ các nước cả bên ngoài và bên trong khu vực Nam Á cần phải chung tay hợp tác với chính phủ Afghanistan và Pakistan để bao vây, cô lập và tiêu diệt ISK, triệt tiêu lập tức tầm ảnh hưởng của IS.

Linh Chi