Theo đó, một số yếu tố liên quan chặt chẽ với trầm cảm bao gồm bạo lực do chồng, tiền sử thai lưu, lo âu trong khi mang thai và hỗ trợ gia đình...
Thạc sỹ Trần Thơ Nhị - Giảng viên Bộ môn Y đức và Tâm lý học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội) phân tích, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ em, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Trẻ sơ sinh có bà mẹ bị trầm cảm có sự tăng trưởng kém hơn so với trẻ sơ sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm. Bà mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm. Do đó trẻ dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, truyền nhiễm khác nhau cao hơn. Đặc biệt, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ-trẻ sơ sinh, nó tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ.