Trang phục cưới truyền thống mang đậm phong tục tập quán, nền văn hóa, thói quen của từng quốc gia. Cô dâu ở Trung Quốc thường mặc trang phục màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, còn người Nhật thích mặc kimono trắng, màu tượng trưng cho sự tinh khiết...
Pakistan: Mặc dù Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, nhưng truyền thống có rất nhiều điểm giống với phong tục của Ấn Độ. Trong ngày cưới cô dâu sẽ vẽ henna lên tay và mặc váy cưới màu đỏ.
Romania: Ngày nay, đại đa số thanh niên Romania thích đám cưới mang phong cách hiện đại. Tuy nhiên, các nghi lễ truyền thống vẫn có thể được nhìn thấy ở những vùng xa xôi của đất nước này. Romania tuy không lớn nhưng mỗi vùng đều có trang phục cưới riêng.
Nhật Bản: Ở đám cưới của người Nhật Bản trang phục cưới được gọi là Kimono, cô dâu thường thay ít nhất hai bộ trang phục trong suốt lễ cưới, một màu trắng và một màu đỏ. Cô dâu sẽ mặc một bộ kimono màu trắng trong các buổi lễ chính thức, tượng trưng cho sự tinh khiết và tình trạng "vẫn còn độc thân". Sau buổi lễ, cô dâu sẽ mặc bộ kimono màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
Sami, Bắc Âu: Người Sami là những người bản địa sống ở Lapland. Những chiếc áo dài truyền thống của họ có thể cho bạn biết rất nhiều điều về chủ nhân của chúng. Ví dụ, các nút hình vuông có nghĩa là người đó đã kết hôn, trong khi những người độc thân đeo thắt lưng có nút tròn.
Sri Lanka: Cô dâu thường trở thành tâm điểm chú ý trong ngày cưới. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong một đám cưới truyền thống của Sri Lanka, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi chú rể.
Ấn Độ: Váy cưới màu đỏ hoặc hồng là trang phục truyền thống được các cô dâu Ấn Độ lựa chọn trong lễ cưới. Ở các vùng phía Bắc, phụ nữ đã lập gia đình theo truyền thống thường có một chấm đỏ ở giữa trán.
Scotland: Ở Scotland, theo truyền thống, chú rể thường mặc những chiếc váy kẻ karo. Sau đám cưới, cô dâu sẽ khoác chiếc khăn choàng có họa tiết giống chiếc “váy” của chú rể để chứng tỏ rằng mình đã trở thành một phần của gia đình.
Ethiopia: Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng Ethiopia là quốc gia duy nhất ở châu Phi có Cơ đốc giáo là tôn giáo chính thức.Đó là lý do tại sao lễ cưới ở đây giống lễ cưới của người Hy Lạp, Nga.
Indonesia: Đám cưới của người Indonesia có thể rất khác nhau giữa các hòn đảo. Với hơn 300 dân tộc và 6 tôn giáo lớn, đất nước này là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
Trung Quốc: Váy cưới truyền thống ở Trung Quốc có màu đỏ trưng cho may mắn và hạnh phúc. Ở đất nước này, màu trắng tượng trưng cho tang tóc. Sau hôn lễ, chú rể tháo khăn che mặt đỏ trên đầu cô dâu.
Malaysia: Hầu hết các lễ cưới được tổ chức theo truyền thống Hồi giáo. Các cô dâu thường chọn váy cưới có tông màu tím, hoặc kem.
Yemen: Hầu hết các cộng đồng Do Thái không có quần áo cưới đặc biệt. Nhưng người Do Thái Yemen là một ngoại lệ. Các cô gái ở đây khi kết hôn thường mặc những bộ trang phục đặc biệt, được thừa hưởng từ tổ tiên của họ.
Hàn Quốc: Trang phục cưới truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok. Đám cưới truyền thống đang ngày càng được ưa thích ở Hàn Quốc. Theo truyền thống, chú rể sẽ cõng cô dâu đi vòng quanh bàn. Điều đó tượng trưng cho việc cô dâu có thể tin tưởng vào chồng.
Na Uy: Cô dâu thường mặc Bunad – trang phục truyền thống của đất nước dành cho những dịp đặc biệt như đám cưới, lễ rửa tội.
Nigeria: Cô dâu Nigeria thường chọn trang phục cưới sáng màu và quấn khăn Gele trên đầu. Trang phục của chú rể cũng không kém phần long trọng.