Một số trang web tại Hoa Kỳ đang bán quyền sở hữu cho người mua đối với những vùng đất trên mặt trăng.
Ảnh: Getty Images.
Với giá 24,99 đô la Mỹ, Công ty tư nhân - Đại sứ quán Mặt trăng ở California, Hoa Kỳ bán một mảnh giấy da tuyên bố khách hàng là chủ sở hữu của một mẫu đất (4046 mét vuông) trên mặt trăng. Vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo 11, công ty đang bán lô 10 dặm trên trang web của nó.
Đại sứ quán Mặt trăng tuyên bố đã bán được gần 1 tỷ mẫu đất trên mặt trăng, khoảng 10% diện tích bề mặt ước tính của mặt trăng, với giá ít nhất 11 triệu đô la Mỹ kể từ năm 1980.
Việc kinh doanh cũng rất tốt khi danh mục đầu tư của công ty mở rộng sang Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Thủy và toàn bộ Sao Diêm Vương - cách 4,67 tỷ dặm từ Trái đất - với giá 250,000 đô la Mỹ.
Kai-Uwe Schrogl, giám đốc chiến lược của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho biết, “việc mua đất trên mặt trăng từ một công ty tư nhân chỉ có thể là một giao dịch cho vui và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.”
“Dựa trên Điều 2 của Hiệp ước ngoài vũ trụ năm 1967, được phê chuẩn bởi hơn 100 quốc gia, trong đó có ghi: Không gian bên ngoài, bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác, không bị chiếm đoạt bởi chủ quyền quốc gia, bằng bất kỳ phương tiện nào”. Schrogl đã nói
Điều luật này có một kẽ hở, người sáng lập Đại sứ quán Mặt trăng, Dennis Hope cho biết, “các cá nhân có thể sở hữu vùng đất trên mặt trăng nơi các quốc gia chưa dám bước vào”
Christopher Lamar, CEO của Đại sứ quán Mặt trăng cho biết, “chúng tôi là nhà phân phối, sở hữu cơ chế để toàn nhân loại có thể có được một phần đất trên các thiên thể vũ trụ này. Mỗi người nên có ít nhất một mẫu đất trước khi chính phủ và các tập đoàn lớn giành lấy đất, mọi người hãy xác lập các quyền sở hữu cá nhân thông qua Hợp đồng của chúng tôi”
Trong thực tế, tính thực tiễn của việc sở hữu một vùng đất mặt trăng là rất khó hiểu, ngay cả khi các Hợp đồng có thể được thi hành và có hiệu lực. Mặt trăng hiện tại cũng không thể ở được và ngay cả Apollo 11 năm 1969 cũng mất tới bốn ngày để có thể đến đó.
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia duy nhất thực hiện cuộc đổ bộ lên mặt trăng trong nửa thế kỷ gần đây. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc đã hạ cánh thành công một chiếc máy bay vào tháng 1 năm nay ở rìa phía xa của mặt trăng và đang nhắm tới việc đưa một người trên mặt trăng vào năm 2029.
Ảnh: Getty Images.
Trên hết, không có cơ quan quản lý nào giám sát và thực thi các Hợp đồng trên các hành tinh này.
Zhao Yun, người đứng đầu Khoa Luật tại Đại học Hồng Kông cho rằng “không có nhiều người trong số [những người mua đất mặt trăng] đang xem trọng nó”, ông nói, “Không ai có thể thực sự ở đó. Đó thực tế chỉ là niềm vui vô hại”
Một số trang web đang tận dụng niềm vui vô hại này, ví dụ như Lunar Land.com, trang web tuyên bố được ủy quyền bởi một Hiệp hội không tồn tại - Hiệp hội Thám hiểm Hành tinh Quốc tế.
Trích dẫn những sơ hở giống hệt như mô tả của Đại sứ quán Mặt Trang, trang web này cung cấp với giá từ 29,99 đô la Mỹ cho một mẫu đất mặt trăng, lên tới 249,99 đô la Mỹ cho 20 mẫu. Công ty cũng tuyên bố sẽ bán đất trên sao Hỏa, sao Thủy, sao Kim và sao Mộc.
Đại sứ quán Mặt Trăng thậm chí đã đăng ký một chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2005, đề nghị bán đất trên mặt trăng với giá 298 nhân dân tệ (37 đô la Mỹ) một mẫu.
“Mặt trăng là vùng đất ngoài không gian dễ bán nhất bởi vì tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy nó, nó là một phần của cuộc sống và văn hóa hàng ngày của chúng ta,” CEO của Đại sứ quán Mặt Trăng đã nói.
“Sao Hỏa dễ bán thứ hai. Nó bán rất chạy, đặc biệt là với việc Elon Musk đưa nó lên hàng đầu trong danh sách thám hiểm của ông”, ông cũng nói, đề cập đến kế hoạch nhà điều hành của Tesla sẽ gửi tàu chở hàng lên sao Hỏa vào năm 2022.
Đại sứ quán Mặt Trăng đã bán được tới 34 Hợp đồng cho các khách hàng, tuyên bố họ là chủ sở hữu của 49 mẫu đất trên mặt trăng, theo cựu giám đốc điều hành của chi nhánh tại Trung Quốc, Li Jie, trước khi nhà đăng ký kinh doanh Bắc Kinh đóng cửa chi nhánh này.
“Người mua có lẽ đang nghĩ rằng đó là một thứ niềm vui, bởi vì không ai có thể thực sự ở trên mặt trăng”, Giáo sư tại đại học Hồng Kông đã nói.
Matsushita, người làm việc bán thời gian tại một quán cà phê Shibuya ở Tokyo, là một trong những khách hàng như vậy, cô đang có khá nhiều niềm vui khi sở hữu một vùng đất trên mặt trăng.
Matsushita cho biết cô đã trả khoảng 10.000 Yên (93 đô la Mỹ) cho hai mẫu đất trên mặt trăng để làm quà sinh nhật cho bạn trai.
“Đó là một món quà lãng mạn,” cô nói. “Anh ấy đã rất hạnh phúc.”