Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 18/2 của Bộ Y tế cho biết, có 7 ca mắc Covid-19, thấp nhất trong gần 2 tuần qua. Hiện có 6 bệnh nhân nặng đang điều trị.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.806 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.487 ca nhiễm).
Tình hình điều trị Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.614.721 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 6 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 5 ca
Thở ô xy dòng cao HFNC: 1 ca
Thở máy không xâm lấn: 0 ca
Thở máy xâm lấn: 0 ca
ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
Ngày 17/2 ghi nhận 0 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine Covid-19
Trong ngày 17/2 có 4.716 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.209.922 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.816.160 liều: Mũi 1 là 71.082.508 liều; Mũi 2 là 68.703.010 liều; Mũi bổ sung là 14.534.330 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.937.805 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.558.507 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.803 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.352 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.627 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.498.959 liều: Mũi 1 là 10.248.699 liều; Mũi 2 là 8.250.260 liều.
Biểu hiện khi nhiễm virus Marburg
Theo SKĐS, Virus Marburg cùng nhóm với virus Ebola và có cấu trúc ARN. Marburg là một virus thông qua động vật trung gian để gây bệnh, cụ thể là loài dơi ăn quả tại châu Phi Rousettus aegyptiacus. Tên của virus được lấy từ phòng thì nghiệm Marburg nước Đức nơi phát hiện ra loại virus này vào năm 1967. Virus Marburg gây bệnh lẻ tẻ tại các nước cận Sahara như Uganda, Guinea Xích đạo, Congo, Angola… và không gây thành dịch lớn với tỉ lệ tử vong cao có thể từ 30-90%.
Bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chẩn đoán lâm sàng, biểu hiện lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh lưu hành tại vùng đó. Ví dụ như ở Châu Phi hay gặp Ebola, sốt vàng, thương hàn, sốt xuất huyết…
Bệnh do virus Marburg gây ra có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như: Sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người. Ngày thứ 5 có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân mình. Ngoài ra còn kèm theo buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt, có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng có thể gây tử vong.
Để chẩn đoán virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như Elisa và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẩu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cây để phát hiện ra virus.
Hiện nay bệnh chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị. Người mắc bệnh do virus Maruburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, nếu có biểu hiện suy đa tạng thì cần thở oxy, hồi sức… Tuy nhiên với tỷ lệ tử vong khá cao, thường những người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng.