Bản tin y tế ngày 5/1: Số mắc Covid-19 gần gấp 3 lần số khỏi bệnh

P.Vân 05/01/2023 19:11

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 5/1 của Bộ Y tế cho biết có 80 ca mắc mới, gấp gần 3 lần số khỏi bệnh; Hiện có 18 bệnh nhân nặng đang thở oxy, thở máy.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.571 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.475 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 34 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.611.423 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 18 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 16 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca

Thở máy không xâm lấn: 0 ca

Thở máy xâm lấn: 0 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Ngày 4/1 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19

Trong ngày 04/01 có 1.253 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 265.536.682 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.230.443 liều: Mũi 1 là 71.080.950 liều; Mũi 2 là 68.692.168 liều; Mũi bổ sung là 14.497.777 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.672.459 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.287.089 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.863.347 liều: Mũi 1 là 9.127.078 liều; Mũi 2 là 8.955.979 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.780.290 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.442.892 liều: Mũi 1 là 10.242.852 liều; Mũi 2 là 8.200.040 liều.

Nhận biết và điều trị sớm bệnh thiên đầu thống

Bệnh thiên đầu thống xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới suy giảm thị lực và mù lòa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh thường tiến triển âm thầm qua các giai đoạn nên rất dễ gây nhầm lẫn.

Bệnh thiên đầu thống hay còn gọi là bệnh glocom. Đây là một bệnh lý đặc trưng về thoái hóa thần kinh thị giác tiến triển bởi tác động của tăng nhãn áp. Bệnh gây tổn thương lên dây thần kinh thị giác dẫn tới thị lực bị suy giảm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị sớm.

Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột, hay xuất hiện vào lúc chiều tối, khi bệnh nhân đọc sách hoặc trong cơn xúc cảm mạnh.

Triệu chứng bệnh thiên đầu thống:

Cảm giác đau nhức mắt dữ dội, cơn đau có thể lan ra nửa đầu cùng bên.
Mắt bị căng, tức.
Nhìn mọi vật mờ, có thể thấy màn sương trước mắt và tầm nhìn bị thu hẹp.
Bệnh nhân bị chảy nước mắt, mắt đỏ.
Sờ vào mắt bệnh nhân thấy nhãn cầu căng cứng.
Giác mạc bị phù và mờ đục.
Cảm giác đau đầu âm ỉ, nhức nhối.
Bệnh nhân buồn nôn, nôn và chán ăn.
Cảm giác sợ ánh sáng và tiếng động.

Điều trị bệnh thiên đầu thống: Việc điều trị bệnh thiên đầu thống còn gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Chỉ khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ mới có thể giúp giảm nguy cơ hoặc làm chậm tiến triển bệnh. Nếu điều trị sớm với phương pháp phù hợp thì tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác cũng được khắc phục, giúp giữ lại thị lực và giảm triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán xác định tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:

Bị viêm da cơ địa nên tránh những thực phẩm gì khi thời tiết lạnh khô?

Bệnh chàm thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho tới người già và hay tái phát, nhất là vào mùa đông khi thời tiết khô hanh nên khiến da càng bị mất nước và khô hơn.

Bệnh có tính chất tự miễn, bao gồm một số tình trạng viêm da khiến da rất khô, ngứa và phát ban trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Những người mắc bệnh chàm thường trải qua các giai đoạn triệu chứng tăng cao (bùng phát), sau đó là thuyên giảm, khi các triệu chứng cải thiện hoặc hết hẳn.

Các nhà khoa học không biết nguyên nhân chính xác của bệnh chàm, nhưng họ tin rằng di truyền đóng một vai trò, làm tăng độ nhạy cảm với các chất kích thích, chất gây dị ứng và các yếu tố môi trường.

Các tác nhân gây bùng phát bệnh chàm có thể bao gồm dầu gội đầu, sữa tắm, bột giặt, thức ăn, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, vẩy da thú cưng, cũng như sự thay đổi thời tiết, hormone và thậm chí là căng thẳng.

Các phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh chàm bao gồm các chất làm mềm da để giữ ẩm, bảo vệ và giảm ngứa da; kem corticosteroid để kiểm soát và giảm thiểu viêm nhiễm; và nếu da không phản ứng, bác sĩ có thể cho dùng corticosteroid uống hoặc tiêm. Nhưng các liệu pháp truyền thống có thể không phải là cách duy nhất để kiểm soát các đợt bùng phát bệnh chàm: Chế độ ăn uống cũng có thể hữu ích.

Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh chàm, nhưng các đợt bùng phát bệnh chàm đôi khi được kích hoạt do phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể, cho thấy một số người mắc bệnh chàm có thể hưởng lợi từ việc tuân theo chế độ ăn kiêng phù hợp với tình trạng dị ứng của họ.

Hiệp hội Eczema Quốc gia (Mỹ) thống kê một số biện pháp tự nhiên có thể giúp người bệnh chàm cảm thấy dễ chịu hơn, bao gồm: thoa dầu dừa hoặc dầu hoa hướng dương, châm cứu hoặc bấm huyệt, massage... Vào mùa lạnh, da thường bị khô và việc mặc nhiều quần áo khiến người bệnh rất khó chịu. Người bị bệnh chàm nên chọn trang phục có chất liệu mềm mại, thoáng khí để tránh gây đổ mồ hôi hoặc kích thích da, tuyệt đối không gãi khi cảm thấy ngứa…

Các biện pháp can thiệp bằng chế độ ăn uống khác, chẳng hạn như uống nước thường xuyên để giữ cho cơ thể và da đủ nước, cũng có thể làm giảm các triệu chứng và cơn bùng phát bệnh chàm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bản tin y tế ngày 5/1: Số mắc Covid-19 gần gấp 3 lần số khỏi bệnh

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO