Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 8/2 của Bộ Y tế cho biết, có 19 ca mắc, tăng nhẹ so với ngày trước đó; trong ngày có 5 bệnh nhân khỏi. Hôm nay đã 39 ngày Việt Nam không ghi nhận bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.610 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm).
Tình hình điều trị Covid-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.614.598 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 2 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 2 ca
Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca
Thở máy không xâm lấn: 0 ca
Thở máy xâm lấn: 0 ca
ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
Ngày 7/2 ghi nhận 0 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Thông tin về tiêm vaccine Covid-19
Trong ngày 07/02 có 4.446 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.210.057 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.820.667 liều: Mũi 1 là 71.082.407 liều; Mũi 2 là 68.723.754 liều; Mũi bổ sung là 14.534.330 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.933.570 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.546.606 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.802 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.315 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.663 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.494.588 liều: Mũi 1 là 10.247.641 liều; Mũi 2 là 8.246.947 liều.
[Ngày 7/2: Số mắc mới Covid-19 gấp 7 lần ca khỏi]
Trẻ mắc viêm phế quản phổi khi trời nồm ẩm, trị thế nào?
Theo SKĐS, thời tiết những ngày đầu Xuân luôn thất thường, khí hậu nóng ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý bùng phát ở trẻ, trong đó có viêm phế quản phổi…
Trời nồm ẩm là hiện tượng đọng sương trên các bề mặt cứng như tường, nền nhà, đồ vật… gây ra, do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa thời tiết khô và rét kéo dài ở đất liền, kết hợp với gió ẩm từ biển thổi vào. Độ ẩm không khí tăng cao là cơ hội cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus…
Ngoài ra, thời tiết này cũng khiến hệ miễn dịch, nhất là ở trẻ nhỏ, dễ bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản phổi ở trẻ.
Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 85% tổng số các bệnh về hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.
Viêm phế quản phổi được hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của:
- Các loại virus: Cúm A, B, á cúm, COVID, RSV, Adeno...,
- Vi khuẩn: như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus
Triệu chứng viêm phế quản phổi:
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người bị viêm phế quản phổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Theo đó, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc có dịch nhầy.
Cảm thấy buồn nôn và có hiện tượng ói mửa.
Sốt.
Khó thở, thở gấp.
Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở sâu.
Đổ mồ hôi.
Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình.
Đau cơ, mệt mỏi, uể oải, không có năng lực cho những hoạt động thường ngày.
Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
Đau đầu, chóng mặt.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein... Tuy nhiên hiệu quả của những loại thuốc này ở trẻ em khá hạn chế.