Sáng ngày 4/11, bão số 12 với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12 giật trên cấp 15 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta mà Khánh Hòa là nơi “đón” tâm bão, thiệt hại về người và tài sản là quá lớn, con số người chết đang tăng lên từng ngày.
Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa là một trong những đơn vị vẫn đang tích cực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Phóng viên báo Đại đoàn kết đã có cuộc trao đổi với đại tá Hồ Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa xung quang vấn đề này.
Đại tá Hồ Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa.
PV:Xin ông cho biết, sau bão, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã và đang triển khai công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người chết, mất tích như thế nào thưa ông?
Đại tá Hồ Thanh Tùng: Xác định đây là cơn bão mạnh với sức tàn phá quá khủng khiếp nên sau khi bão vừa tan, các tàu của Biên phòng đã phối hợp với tàu Cảnh sát biển, Học viên Hải quân triển khai ứng cứu cứu hộ, cứu nạn ngay trên biển.
Cụ thể: tàu Bộ đội Biên phòng đã cơ động đến Đầm Nha Phu, đồng thời bó trí 8 chiến sĩ di chuyển trên 2 tàu Cảnh sát biển cùng 10 chiến sĩ cảnh sát biển ra Vịnh Vân Phong để tìm kiếm những người trôi dạt ở trên các lồng bè.
Khi nhận được thông tin, trên tàu của Học viện Hải quân đang neo đậu ở Vịnh Vân Phong có 23 ngư dân đang đu bám trên tàu chúng tôi cũng đã cử tàu đến tiếp nhận ngay.
Sau đó, chúng tôi cho tàu di chuyển đến các đảo đưa vào bờ 86 người, cấp cứu 1 người dân bị bệnh nặng ở đảo vào bờ, đồng thời tiếp nhận trên tàu Hải quân 16 người và phối hợp với các đơn vị cứu hộ hơn 460 người.
Xác định vẫn còn người mất tích trên biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh đang tiếp tục điều 6 tàu của các đơn vị biên phòng địa phương như Vạn Ninh và Ninh Hòa và Nha Trang tập trung ra khu vực Vạn Ninh ở Bãi Tranh và Cổ Cò để tiến hành tìm những người hiện vẫn còn mất tích trên biển.
Tàu Bộ đội Biên phòng triển khai công tác công tác cứu hộ, cứu nạn.
Tính đến 10h sáng ngày 8/11, đã vớt được 20 thi thể, trong đó, lực lượng Biên phòng trực tiếp vớt 13 thi thể, tiếp nhận từ Công ty Long Phú bàn giao đưa về 2 thi thể, phối hợp với địa phương vớt được 5 thi thể, nâng tổng số người mất tích và chết trên khu vực biên giới biển là 37 người, trong tổng số 42 người chết trên toàn tỉnh.
Hiện nay, 6 tàu của Bộ đội Biên phòng với 30 cán bộ chiến sĩ tiếp tục quẩn thảo, tìm kiếm ở khu vực Bãi Tranh, Cổ Cò của huyện Vạn Ninh, vì đây là khu vực người dân ra nuôi trồng thủy, hải sản nhiều nhất. Hầu hết là người địa phương, chúng tôi vẫn đang nổ lực tìm kiếm.
Ông có thể cho biết vì sao số người chết và mất tích có thể lớn như vậy?
- Nguyên nhân người dân mình mất tích và chết nhiều đến thế là do sự chủ quan và tiếc của, người dân cứ bám trụ trên các lồng bè dù thời tiết không thuận lợi.
Mặc dù Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương đã trực tiếp ra từng lồng bè để tuyên truyền, yêu cầu người dân vào và trên thực tế họ đã chấp hành nhưng tối hôm ngày 3/11 bão chưa đến và ở trong Vịnh gió nhẹ nên người dân lại quay ra để kiểm tra, đến khoảng 2h gió vào mạnh thì không kịp trở tay.
Cứu nạn các người dân về đất liền an toàn.
Do trời tối, gió mạnh nên khi nhảy xuống nước hoặc rơi xuống bị va chạm vào lồng bè, bị ngất hoặc chấn thương thì không thể nào xoay sở được.
Bên cạnh đó, người lao động làm thuê trên các lồng bè chủ yếu là người dân nghèo nên khi chủ thue trả lên gấp 2-3 lần là làm liều ở lại nên rất nguy hiểm.
Vậy trước khi bão vào, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển hai những biện pháp gì thông báo cũng như tuyên truyền cho người dân hay chưa?
- Xác định đây là cơn bão mạnh, hết sức nguy hiển nên chúng tôi đã quán triệt nghiêm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức triển khai, chỉ đạo các đồn đơn vị biên phòng địa phương phối hợp với các cấp ủy, chình quyền địa phương tuyên truyền cho nhân dân những vùng biển, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy hải sản sản ven bờ, ven các đảo từ Đại Lãnh đến Cam Ranh yêu cầu vào bờ ngay.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên thông tin cho các phương tiện đánh bắt trên biển tìm mọi cách tránh trú ở nhưng nơi an toàn, còn các phương tiện gần bờ là phải vào ngay. Riêng khu vực Hoàng Sa, Trường Sa cũng phải vào tránh trú nơi an toàn.
Song song với đó, các đồn biên phòng tiến hành kiểm đếm, thống kê cả người và lồng bè để báo cáo cho UBND tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống bão lũ tỉnh để phối hợp yêu cầu địa phương xác định số nhân công lao động đang bám trụ trên đó để đưa vào, nếu không vào thì cưỡng chế và thực tế đã cưỡng chế, di dời vào nơi an toàn 54 trường hợp
Đồng thời, ra lệnh cấm biển theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trừ các phương tiện đang di chuyển từ ngoài vào, kể các khách lưu trú trên các đảo, các resort, lúc đó, có trên 5.000 khách, trong đó có khoảng 2.000 khách nước ngoài cũng không cho vào và yêu cầu các đơn vị, khách sạn phải đảm bảo cho du khách nơi ăn, chốn nghỉ để chờ bão tan mới cho di chuyển vào.
Tại các bến bãi neo đậu, chúng tôi phối hợp với các địa phương đưa tàu thuyền vào các vị trí an toàn, tập trung nhất là cảng cá Hòn Rớ nơi neo đậu gần 2000 chiếc.
Cùng với đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã bố trí một kíp tàu gồm: 3 chiếc với 30 chiến sĩ sẵn sàng ở vùng Me để khi gió bão giảm xuống là cơ động ngay để giúp dân.
Với tránh nhiệm và nghĩa vụ của những người lính Biên phòng thì đơn vị đã có những hành động như thế nào khi cơn bão đến thưa ông?
- Chúng tôi xác định, ngoài nghĩa vụ của mình thì cũng là trách nhiệm với những gia đình có người chết, họ rất trông chờ vào thông tin người thân mình dù là xác không còn nguyên vẹn nên chúng tôi phải nỗ lực tìm kiếm để tiếp tục nuôi hy vọng cho họ. Đó là trách nhiệm với dân.
Mỗi đơn vị, mỗi đồn chúng tôi đã bố trí 25 chiến sĩ xuống giúp dân, trường học khăc phục hậu quả sau bão để ưu tiên cho học sinh đi học theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, ở địa phận TP cam Ranh chúng tôi cử hàng chục chiến sĩ đến lợp lại hơn 100 nhà cho người nghèo ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, dọc các đồn ven biển chúng tôi đã chỉ đạo các chiến sĩ xuống cơ sở giúp dân khắc phục hậu quả theo tinh thần chung.
Bên cạnh đó, trong bão chúng tôi đã tổ chức nhường đồn, trạm cho hơn 1.000 dân vào tránh trú bão, đchs thân tôi cũng đã chỉ đạo cho các đồn, trạm xuất hết kho dự trữ lương thực, thực phẩm sẵn sàng chiến đấu gồm lương khô, mì tôm, thịt hộp để nấu cho bà con ăn.
Ngay tại Bộ Chỉ huy, chúng tôi cũng chỉ đạo các anh em nấu cơm để đưa xuống tại trạm Biên phòng Hòn Rớ cho các cháu nhỏ và bà con đang trú bão tại đây.
Trong thời gian tới, Bộ đội Biên phòng tỉnh sẽ triển khai những công việc gì thưa ông?
- Hiện tại, tôi chỉ đạo cho các đơn vị tiếp tục cho 6 tàu liên tục quần thảo để tìm kiếm những người vẫn còn mất tích.
Bên cạnh đó, chúng tôi đang lên phương án nhờ các người dân đi ra kiểm tra lồng bè thì kiểm tra giúp ở dưới đó xem có xác nào không, thứ hai là nếu còn nghi vấn thì nhờ các ngư dân chuyên đi lặn để họ xuống giúp để kiểm tra, khi tìm thấy hết người mất tích thì chúng tôi mới cho kết thúc tìm kiếm.
Nhận dịp này, sau khi bão tan chúng tôi sẽ có những kiến nghị với UBND tỉnh sắp xếp, quy hoạch lại khu vực nuôi trồng thủy, hải sản và có những ràng buộc trách nhiệm của người chủ lồng bè đối với các nhân công của mình và phải viết cam kết không có nhân công trên đó khi có lệnh, sau này có chuyện gì xảy ra chủ lồng bè phải chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!