Bảng Môn Đình, biểu tượng về truyền thống hiếu học của xứ Thanh
Đình Minh•05/03/2024 11:11
Huyện Hoằng Hóa không chỉ nổi danh về truyền thống hiếu học, khoa cử, mà ở đây còn có đình cổ mang tên Bảng Môn Đình, được ví như Văn miếu Quốc Tử Giám giữa lòng xứ Thanh.
Theo sử sách, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có 12 vị đỗ đại khoa, trong đó có 7 tiến sĩ được ghi danh tại Văn miếu Quốc Tử Giám, cùng gần 200 hương cống, cử nhân, 140 người đỗ sinh đồ, tú tài. Để tôn vinh nghiệp học, vào thế kỷ XV, người dân Hoằng Lộc đã dựng lên Bảng Môn Đình. Ảnh: Đình MinhNgoài việc tôn vinh những người ăn học thành tài, ngôi đình cổ còn thờ thành hoàng làng Nguyên Tuyên. Ảnh: Đình MinhTại khuôn viên Bảng Môn Đình dựng văn bia ghi công trạng 12 vị tiến sĩ của làng, trong đó có 7 vị được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Nhiều vị đỗ đại khoa nổi tiếng chính trực, thanh liêm như Nguyễn Nhân Lễ, Nguyễn Sư Lộ, Bùi Khắc Nhất, Nguyễn Cẩn... Bên cạnh văn bia là tảng đá lúc sinh thời 'người thầy dạy chữ ven đường' - Nguyễn Sư Lộ từng ngồi dạy học cho các nho sĩ,… trong làng. Ảnh: Đình MinhTiếp nối truyền thống hiếu học, kể từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay, xã Hoằng Lộc có thêm 2 giáo sư, 37 phó giáo sư và 40 tiến sĩ. Nhiều gia đình có con cháu đoạt giải quốc gia, quốc tế với thành tích học tập xuất sắc được vinh danh tại đình. Ảnh: Đình MinhDanh sách 48 vị đỗ đại khoa của huyện Hoằng Hóa được trưng bày tại Bảng Môn Đình. Ảnh: Đình MinhBảng Môn Đình đề cao truyền thống văn hiến của làng, và đôi câu đối nhắc nhở kẻ sĩ giữ vững khí tiết. Ảnh: Đình MinhBảng Môn Đình có giá trị rất lớn về kiến trúc nghệ thuật, đựợc bố cục kiểu chữ đinh, quay mặt hướng Nam. Tòa đại đình có 5 gian, phía sau là hậu cung. Ảnh: Đình MinhCửa vào tòa hậu cung có kiến trúc độc đáo theo lối chạm lộng, chạm thủng, với những nét chạm khắc tinh xảo như thêu hoa dệt gấm. Dưới bàn tay của nghệ nhân xưa, hình ảnh trạng nguyên cưỡi voi vinh quy bái tổ hay các linh vật như rồng, phượng, nghê, voi... hiện lên sống động đến từng chi tiết. Ảnh: Đình MinhDù ngôi đình đã trùng tu vài lần nhưng nét cổ xưa vẫn được bảo tồn cơ bản nguyên vẹn. Ảnh: Đình Minh.Hằng năm, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Lộc thành tâm tổ chức lễ tế vào các ngày 10/3 và ngày 21/12 (âm lịch), là ngày sinh và ngày mất của thành hoàng làng Nguyễn Tuyên, vị đại tướng có công phò vua giúp nước dưới triều Lý. Ảnh: Đình Minh.Năm 1990, Bảng Môn Đình được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ảnh: Đình Minh Quét mã QR, du khách có thể tìm hiểu mọi nguồn thông tin về Bảng Môn Đình. Ảnh: Đình Minh.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.