Ngày 2/12, tại Hội nghị Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chánh Phối sư Trần Văn Huynh, Trưởng Ban Thường trực Các hội Thánh Cao Đài, trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện của 14 tôn giáo.
Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và sự gia tăng của biến đổi khí hậu mà nhân loại trên toàn cầu luôn phải chịu biết bao hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, động đất, bệnh tật… và nhân loại có nguy cơ hủy diệt trong tương lai.
Sự việc trên phần lớn là do con người chúng ta tạo ra. Lũ lụt nhiều có nguyên nhân là do diện tích rừng bị thu hẹp, môi trường sinh thái không cân đối. Trái đất nóng lên do lượng nước ngầm bị giảm, nguy cơ con người sẽ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới. Nước biển dâng cao do lượng băng tuyết Nam cực và Bắc cực bị tan chảy. Nhiệt độ ngày một tăng lên sẽ biến một số nơi đất đai bị sa mạc hóa. Sự phát triển công nghiệp quá mức của các nước làm cho bầu khí quyển phải hứng chịu một lượng khí khải độc hại, môi trường ô nhiễm mà con người là chủ nhân phải chịu tất cả hậu quả của nó.
Theo lời dạy của Đức Cao Đài trong quyển Thánh Huấn Hiệp Tuyển trang 69, Ngài nói “Chính như quả địa cầu 68 nầy cũng phải chịu sự biến dịch mà tan rã đi”. Hiện nay, các nhà khoa học phải tìm sự sống cho con người trên các hành tinh như Mặt trăng, sao Hỏa… để có thể thay cho trái đất chúng ta đang ở và hiện tại chúng ta nỗ lực tìm giải pháp để bảo vệ môi trường và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, đó là việc làm thiết thực nhất của nhân loại hiện nay.
Đức Chí Tôn nói: "Than ôi! Nhìn quả địa cầu 68 nầy, nghi ngút biết bao là nguồn hắc khí xung đột đến cửa ngọc kinh. Khắp cả thế gian, nhân loại vì tại đâu mà phải ngửa nghiêng đến thế?. Ôi! ấy là vì lòng ích kỷ hại nhân, vì sự tàn bạo của sinh linh, vì cuộc đua tranh trong đường danh nẻo lợi”.
Để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay, các Hội Thánh Cao Đài thống nhất hướng dẫn toàn đạo thực hiện trong mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và thực hiện theo Đức Chí Tôn dạy: “Sự thương yêu là giềng bảo sinh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình càn khôn an tịnh, đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, không thù nghịch lẫn nhau, mới không tàn hại lẫn nhau, không tàn hại lẫn nhau mới giữ bền cơ sinh hóa”.
Theo lời dạy của Đức Chí Tôn, con người sống phải lấy sự thương yêu làm nền tảng, hòa bình là yếu tố bảo vệ sự sống của con người. Hòa bình giữa các quốc gia, hòa bình với các dân tộc xem nhau là đồng loại, là con chung của Thượng Đế, hòa bình và thương yêu cả muôn loài trong thiên nhiên để đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường khắc phục ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.