Những người ra đảo Lý Sơn thi thoảng vẫn đem vài cây Bàng Vuông vào đất liền để trồng. Nhưng việc đem về 800 cây Bàng Vuông trồng tại TP Tam Kỳ có lẽ đây là lần đầu tiên.
Trong một lần công tác nhằm hỗ trợ ngư dân nghèo ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, ông Phạm Công Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP. Tam Kỳ, Quảng Nam và ông Văn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND TP. này đã nhìn thấy những cây Bàng Vuông xanh tốt, hiên ngang trong trong gió đảo, cũng như biết rõ ý nghĩa của cây Bàng Vuông, hai ông đã chia sẽ với phóng viên Đại Đoàn Kết: “Chúng tôi sẽ quyết tâm sẽ bằng mọi cách đem cây Bàng Vuông vào đất liền về trồng ở biển Tam Thanh, TP. Tam Kỳ!”, không ngờ ước mơ đó giờ đây đã thành hiện thực.
Quang cảnh buổi Lễ phát động trồng cây xanh trong đó có cây Bàng Vuông.
Một loài cây ý nghĩa!
Trước hết, xin nói đối điều về ý nghĩa của loài cây đặc biệt này. Bởi nói đến cây Bàng Vuông nhiều người đã biết, đây loài cây sống hiên ngang giữa phong ba, bão táp trên đảo Trường Sa của chúng ta.
Sau đó Bàng Vuông được các chiến sỹ thuộc Ban chỉ huy Quân sự huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thành công mô hình ươm bàng vuông, góp phần rất lớn vào việc bảo tồn, nhân rộng loại cây đặc trưng của huyện đảo, tạo môi trường xanh phục vụ du lịch.
Bàng Vuông là loài cây sống có rễ bám sâu vào nền đất đá, san hô, chống chọi được với sự mặn mòi, khí hậu khắc nghiệt giữa biển khơi để quanh năm hiên ngang trước phong ba, bão táp. Cây Bàng Vuông trở thành người bạn của lính đảo Trường Sa, là biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của chiến sĩ Trường Sa.
Rất nhiều người đã từng đến hay mong ước được đến với Trường Sa đều có nguyện vọng được ngắm nhìn những cây Bàng Vuông, những đóa hoa Bàng Vuông giữa xứ đảo thân yêu này. Sự sinh tồn của nó giữa thiên nhiên rất khắc nghiệt nhưng vẫn xanh mượt, ra trái, ra hoa, vững vàng trước thử thách, như các chiến sĩ của chúng ta vẫn kiên cường bám đảo ngày đêm, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc thân yêu.
Nó, một ý nghĩa lớn lao, nên từ khi việc nhân giống thành công Bàng Vuông ở Lý Sơn, những người từng đến với hòn đảo này đều bày tỏ nguyện vọng đem cho được cây Bàng Vuông vào đất liền. Ông Thắng, ông Tuấn là hai trong số những con người có tâm nguyện đó và bước đầu họ đã thành công.
Ông Phạm Công Thắng, Chủ tịch UB MTTQVN TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
trao biển tưởng trương 800 cây Bàng Vuông cho xã Tam Thanh.
Bàng Vuông về với Tam Thành
Sáng ngày 8/11, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người là lãnh đạo tỉnh, thành phố Tam Kỳ, xã Tam Thanh cùng ngư dân và học sinh, ông Phạm Công Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP. Tam Kỳ đã trao biển tặng UBND xã Tam Thanh 800 cây Bàng Vuông cùng với số cây đã được tập kết tại đây.
Các lãnh đạo tỉnh, TP. Tam Kỳ trồng cây Bàng Vuông tại quảng trường Tam Thanh.
Phải nói rằng, những người ra đảo Lý Sơn thi thoảng vẫn đem vài cây Bàng Vuông vào đất liền để trồng vì biết rõ ý nghĩa cây này và yêu quý biển đảo. Nhưng một lúc đem về đất liền 800 cây Bàng Vuông thì ở tại Quảng Nam đây là lần đầu tiên.
Ngư dân Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ cảm xúc: “Chúng tôi là ngư dân chuyên đánh bắt ở ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mình, tôi luôn ao ước bãi biển Tam Thanh quê mình hay các bãi biển ở đất liền có được những dãy Bàng Vuông xanh đẹp như ở Trường Sa nhưng không cách gì thực hiện được. Nay bãi biển Tam Thanh đã có Bàng Vuông, tôi vô cùng xúc động. Bởi nó là biểu tượng bất khuất trước phong ba bão táp, để chúng tôi nhìn đó mà vượt qua những gian nan bám biển! Chúng tôi sẽ nâng niêu giữ gìn và phát triển những hàng Bàng Vuông ý nghĩa này”.
Đó cũng là ý kiến của nhiều cán bộ, người dân, ngư dân nơi xứ biển này. Ngay trong buổi sáng cùng ngày, 800 cây Bàng Vuông đã được trồng tại quảng trường biển Tam Thanh.
Rất đông cán bộ và người dân chứng kiến
việc trồng cây Bàng Vuông tại bãi biển Tam Thanh.
Việc đem cây bàng Vuông từ đảo Lý Sơn về trồng ở biển Tam Thanh vào dịp ngày Đô thị Việt Nam (8-11), ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18-11) và dịp thành phố Tam Kỳ mới được nhận giải Thành phố phong cảnh châu Á, do Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat châu Á) trao tặng càng tăng thêm ý nghĩa.