Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến, khi bị đau dạ dày người bệnh cũng sẽ đối mặt với tình trạng ợ nóng, chướng hơi, đầy bụng.
Bệnh đau dạ dày có những triệu chứng điển hình
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến. Khi dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Ngoài ra, khi bị đau dạ dày người bệnh cũng sẽ đối mặt với tình trạng ợ nóng, chướng hơi, đầy bụng.
3 vị trí bệnh đau dạ dày điển hình nhất là đau dạ dày tại vùng thượng vị, đau dạ dày vị trí vùng bụng giữa và đau dạ dày vị trí phía trên bên trái.
Nếu không sớm phát hiện, có phương pháp xử lý kịp thời thì bệnh đau dạ dày sẽ biến chứng khó lường như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị thậm chí là ung thư dạ dày,…
- Đau ở thượng vị, có người thì đau bụng âm ỉ nhưng cũng có người lại đau dữ dội. Càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn. Đau tức vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Vùng bụng trên rốn thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá.
- Ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật, do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các người bệnh. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sĩ ngay.
- Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được. Đầy bụng trên sau khi ăn là cảm giác có thể biểu hiện bạn bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị. Trong trường hợp để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường.
- Đau dạ dày nhẹ gây buồn nôn - Nôn hay buồn nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn bạn cần lưu ý. Vì nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.
- Chảy máu đường tiêu hóa : Chảy máu dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Nếu người bệnh rơi vào tình huống này mà không được cấp cứu ngay lập tức thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Khi người bệnh bị chảy máu dạ dày, sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen… Kèm theo đó là tình trạng người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng thường xuyên do mất máu… Hiện tượng, triệu chứng đau dạ dày này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày…
- Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu, do hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Thường là do bệnh loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi các thói quen đại tiện, hoặc giảm cân không giải thích được có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.
Chế độ ăn uống để có một dạ dày khỏe mạnh
Theo BS. Phương Anh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá của dạ dày.
Ngoài việc tuân thủ chỉ định bác sĩ anh nên nấu thức ăn chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán. Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau.
Khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, hãy tránh: rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây...; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô...; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá...
Tránh các thực phẩm gây tăng acid dạ dày: trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...); thực phẩm chua (dấm, mẻ); Thực phẩm sinh hơi, trướng bụng như: giá đỗ, dưa cà muối, hành,... các loại nước ngọt, nước trái cây có ga....