Từ 4h sáng, khu vườn của ông Đặng Văn Phú (thôn Chính, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã xuất hiện hàng chục người mang đèn pin, gấp rút hái vải thiều, để mã vải đẹp nhất và kịp đưa xuống chợ bán trong buổi sáng. Những đôi tay, thoăn thoắt bẻ từng chùm vải chín mọng trên cây. Để quả vải có được mã tươi ngon nhất, nhiều hộ gia đình đã đi bẻ vải từ sáng sớm. Mặt khác, do các thương lái chỉ thu mua vải vào sáng để chiều kịp đóng hàng vận chuyển đi các tỉnh tiêu thụ. Bà Minh (vợ ông Phú) cho biết, để hái vải chín, mỗi ngày, bà phải thuê 10 người thu hoạch với tiền công 400.000 đồng/người/ngày. Hôm nay, lượng vải được khách đặt mua lên tới hơn 4 tấn nên gia đình bà phải thu hoạch sớm hơn mọi ngày. Người dân hái vải trong đêm. Hình ảnh những chùm vải đỏ mọng được người dân thu hoạch. Quả vải còn nguyên sương ướt bám trên lớp vỏ. Những chùm vải chín mọng đem lại thu nhập cao cho người dân. Ông Đặng Văn Phú chủ vườn vải cho hay, khu vườn nhà ông rộng tới 4 mẫu với 500 gốc cây vải được trồng từ năm 1990. Sản lượng vải năm nay ước tính lên tới 25 tấn. Dự kiến, gia đình ông có thể thu về hơn 800 triệu đồng. Giống vải đang được người dân thu hoạch tại vườn là vải u hồng chín sớm. Giá thu mua tại vườn dao động 35.000 - 60.000 đồng/kg. Năm nay, vườn ông Phú là một trong số ít vườn vải tại huyện Lục Ngạn may mắn có tỷ lệ cây đậu trái cao. "Sau hơn một tuần thu hoạch, gia đình tôi đã bán được hơn 10 tấn quả", ông Phú chia sẻ. Những sọt vải liên tục được vận chuyển ra khỏi vườn để kịp thời làm lá giao cho các tiểu thương. Vải sau khi hái sẽ được phân loại, để bán với giá cao hơn. Vùng đất Lục Ngạn hiện có 3 loại vải, trong đó vải U Hồng và Thanh Hà thu hoạch sớm trước một tháng, sau cùng là vải thiều. Quả vải sau khi thu hoạch được mang tới các điểm cân, thu mua tập trung. Quả vải sau khi thu hoạch sẽ ngay lập tức được người dân sử dụng xe máy chở tới các điểm cân, thu mua tập trung.