Nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy, 75 năm Ngày truyền thống xây dựng lực lượng Công an nhân dân, ngày 6/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người ánh dương dẫn lối”. Trong đó điểm nhấn là vở nhạc kịch “Vinh quang trên vai những người anh hùng”.
Đến dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ kỷ niệm.
Theo đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người ánh dương dẫn lối" do Ths Tuyết Minh làm Tổng đạo diễn và viết kịch bản có sự tham gia trình diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ múa: NSƯT Thanh Tâm, Khánh Linh, Đông Hùng, Lâm Bảo Ngọc, Khắc Tiệp, Lê Tuân, Kim Long, Đăng Hòa, NSƯT Hoàng Yến, NSƯT Phi Điệp, Nhóm Dòng Thời gian cùng tập thể nghệ sĩ Nhà hát Giao Hưởng Nhạc Vũ Kịch thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Kịch Công An nhân dân, Maison de dance, Muse Academy.
“Lời Người ánh dương dẫn lối” gồm 3 chương. Cương 1 “Dưới bóng cây cách mạng” bao gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng, gợi lại chặng đường lịch sử và hoàn cảnh Bác Hồ nêu 6 điều dạy Công An nhân dân. Chương 2 là nhạc kịch “Vinh quang trên vai những người anh hùng”. Chương 3 chủ đề “Lời Bác - ánh dương dẫn lối” gồm nhiều tác phẩm âm nhạc được dàn dựng công phu, đan xen có các phóng sự, phỏng vấn các nhà khoa học trong lực lượng Công an nhân dân có nhiều công trình nghiên cứu về học tập tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, những tấm gương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tại những điểm nóng, vị trí chiến lược về an ninh…
Trong đó, điểm nhấn của chương trình là vở kịch “Vinh quang trên vai những người anh hùng”. Đây cũng tác phẩm vừa giành giải vừa đoạt giải A Trại sáng tác các ca khúc, tác phẩm múa về đề tài Công an nhân dân của Bộ Công an.
Theo tác giả, Tổng đạo diễn Tuyết Minh cho biết, vở diễn được dàn dựng nhằm ca ngợi hình tượng những Người anh hùng lực lượng vũ trang Công an Việt Nam đã sống, chiến đấu, hi sinh theo sáu điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Trong đó, vở diễn có một phần nhỏ không gian lịch sử dân tộc thời kháng chiến chống Mỹ xoay quanh hoạt động cách mạng của Đại tá Tô Quyền, Phó Trưởng ban An ninh tỉnh Tây Ninh trong chiến dịch “Quyết tử giữ Gò Dầu” và “Trận càn Junction City” năm 1967. Hình tượng cố Đại tá Tô Quyền cùng những người anh hùng bất tử “Võ Thị Sáu”, “Bùi Thị Cúc”, “Nguyễn Thị Lợi” “Bửu Đóa” “Pham Văn Viêm”… trong nhạc kịch được khai thác ở góc độ con người của đời thường, con người bình dị mà lớn lao, trở thành hình tượng nghệ thuật phản ánh những phẩm chất cao quý, tinh thần quật cường của lớp lớp chiến sĩ an ninh, điệp báo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đấu tranh dành tự do, độc lập qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Cũng theo Tổng đạo diễn chương trình, kịch bản “Vinh quang trên vai những người anh hùng” có vấn đề lịch sử, nhưng không phải là một vở Kịch múa lịch sử; trong đó hư cấu và sáng tạo nghệ thuật có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với hiện thực. Sự kiện kịch không tổ chức theo diễn biến nhân - quả trực tiếp, các hành động được thay thế bằng cách sắp đặt bên cạnh nhau, gắn kết với những ca khúc đi cùng năm tháng hòa quyện giữa các thủ pháp nghệ thuật nghe và nhìn, thăng hoa trong kết cấu tác phẩm nghệ thuật sân khấu đương đại với sự tương hỗ hiệu quả của hiệu ứng thị giác, đặc biệt về tạo hình sân khấu, trang trí cảnh diễn cách điệu không gian 3 chiều.
Tổng đạo diễn Tuyết Minh cũng chia sẻ, tôi hoàn thành kịch bản vở nhạc kịch “Vinh Quang trên vai Người anh hùng” vào đúng dịp Cục Công tác Đảng tổ chức Trại sáng tác các ca khúc, tác phẩm múa về đề tài công an nhân dân và được Hội đồng nghệ thuật tặng Giải A trong Lễ tổng kết Trại sáng tác.
“Sứ mệnh của người nghệ sĩ, sức mạnh của nghệ thuật là lan tỏa những tấm gương, ngợi ca những hình tượng anh hùng, những giá trị truyền thống, nhân văn của dân tộc gửi tới cho thế hệ hôm nay và mai sau được tiếp nhận suối nguồn năng lượng dòng dõi ấy. Tôi có niềm tin vở diễn sẽ chạm vào trái tim người thưởng thức với xúc cảm đa chiều giàu suy tưởng, dẫn chúng ta hướng tới những hành động phi thường, là phép thử để những phẩm chất thiện lành, lòng bi mẫn trong mỗi tâm hồn được thắp sáng làm nên nhân cách, đạo đức của con người”, Tổng đạo diễn nói.
Không chỉ dừng lại ở Chương trình nghệ thuật chào mừng, Ths Tuyết Minh cũng mong muốn thông qua 3 chương, nhất là chương hai, để khắc họa hình tượng các chiến sĩ an ninh, điệp báo, lực lượng cảnh sát, với nghiệp vụ của họ là giấu mình, ẩn sau vào cuộc đời, vào lòng địch nên khi nghiên cứu tài liệu, tôi bắt gặp được sự hi sinh lặng lắm, đôi khi cả những sự oan trái, thiệt thòi của những người thầm lặng, ẩn mình đó, để có những chiến công người ta thường nhìn thấy những người trên mặt trận, chứ ít người biết đến bao nhiêu người đã âm thầm móc nối tìm ra những tin mật, quý giá cho tổ chức… hoạt động ngầm trong lòng địch nên khá khó để thể hiện.
Để có thể thẩm thấu và viết được kịch bản, trước đó, Tổng đạo diễn của chương trình đã tìm hiểu kỹ toàn bộ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng Công an nhân dân bắt đầu từ lá thư năm 1948 cho tới khi Người mất. Đồng thời, chị cũng đọc rất chăm chú về những anh hùng lặng thầm của lực lượng này, những người ít được biết mặt thuộc tên dù chiến công của họ vô cùng to lớn, đóng góp là không thể không trân trọng và ghi nhận.
Một số hình ảnh tại chương trình: