Đại dịch đã thay đổi mọi thứ. Thu nhập của người dân Indonesia sụt giảm nghiêm trọng. Cuối cùng, chính họ không thể trả tiền thuê nhà và đường phố đã bất đắc dĩ trở thành ngôi nhà của họ.
Đại dịch đã thay đổi mọi thứ
Trong nhiều ngày, Dede đã cảm thấy không được khỏe. Cổ họng bà khô và đau, ho không ngừng và cơ thể già nua run rẩy trong không khí ẩm ướt của mùa mưa Jakarta. Đây là lần thứ hai Dede – một phụ nữ lớn tuổi vô gia cư sống trên đường phố thủ đô Jakarta trong ba thập kỷ qua, có dấu hiệu nhiễm Covid-19.
Mặc dù chỉ sống cách cơ sở xét nghiệm vài trăm mét, nhưng bà lại không thể đến. Chi phí xét nghiệm kháng nguyên nhanh lớn hơn gấp ba lần số tiền bà kiếm được hàng ngày từ việc thu gom và bán những chai nhựa rỗng vứt bừa bãi trên vỉa hè hoặc dạt vào bờ sông gần đó.
“Nếu tôi bỏ tiền ra để xét nghiệm, tôi sẽ ăn gì?”, Dede tuyệt vọng. “Ngay cả khi tôi có kết quả dương tính, tôi sẽ đi đâu? Nếu tôi bị mọi người xung quanh cô lập, làm thế nào tôi sẽ có thể kiếm tiền để mua thức ăn cho bản thân?”.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng nghìn người vô gia cư sống trên đường phố ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Số tiền ít ỏi họ kiếm được mỗi ngày chỉ ngày càng giảm sút. Những người biểu diễn dạo và ăn xin đã mất đi ‘nguồn thu nhập chính’ do người dân Jakarta được khuyến khích ở nhà để hạn chế sự lây lan của virus. Nhiều người đã trở thành vô gia cư vì mất kế sinh nhai.
Các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết, những người vô gia cư là đối tượng dễ lây nhiễm Covid-19 hơn hết khi họ sống trong những khu vực đông đúc với điều kiện vệ sinh môi trường kém. Phần lớn trong số họ bị suy dinh dưỡng, điều đó làm giảm hệ thống miễn dịch. Tiếp cận với vaccine cũng là một vấn đề lớn.
Các cơ quan xã hội đã tăng cường nỗ lực để giúp đỡ nhóm người này nhưng họ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau bao gồm sự thiếu tin tưởng và thiếu nhận thức cộng đồng. Theo số liệu do Cơ quan Các vấn đề Xã hội Jakarta tổng hợp, số lượng những người được gọi là ‘những người có vấn đề về phúc lợi xã hội’ đang gia tăng nhanh chóng.
Ngày càng nhiều người vô gia cư
Điển hình ở Trung tâm Jakarta, một trong sáu khu tự quản của thành phố đã báo cáo rằng, có 256 người vô gia cư hiện sống trên đường phố vào năm 2020. Đến tháng 9/2021, con số này đã tăng lên 1.377.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì cơ quan này chỉ ghi nhận những người bị phát hiện và được đưa đến nơi trú ẩn do chính phủ điều hành. Phần lớn những người vô gia cư khác ở thủ đô vẫn đang lẩn trốn.
Cùng với đại dịch, cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với những người có thu nhập thấp. Theo số liệu của Cục Thống kê Indonesia, vào tháng 9/2019, trước khi đại dịch bắt đầu, Indonesia có 24,7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ của quốc gia. Chỉ 2 năm sau, con số này đã tăng lên 26,5 triệu người. Indonesia định nghĩa những người sống dưới mức nghèo khổ là những hộ gia đình có thu nhập dưới 486.000 rupiah (tương đương gần 800.000 đồng) hàng tháng.
Walter Simbolon, một quản lý vận động tại nhóm từ thiện Sahabat Anak, cho biết ông đã nhận thấy nhiều người sống trên đường phố hơn kể từ khi đại dịch bắt đầu. “Nhiều người lao động phi chính thức đang thấy thu nhập của họ bị giảm xuống gần như bằng không. Trong khi đó, có rất nhiều lao động chính thức đã bị buộc thôi việc và giờ phải bán khăn giấy hoặc đồ uống trên đường phố Jakarta”.
Tuy nhiên, việc tính toán chính xác số lượng người vô gia cư sống trên đường phố có thể sẽ rất khó khăn, chuyên gia chính sách công Trubus Rahadiansyah nói. “Cho dù con số thực tế có là bao nhiêu, chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng con số này đã tăng lên vì đại dịch”.
Rủi ro giữa đại dịch
Windhu Purnomo, một nhà dịch tễ học từ Đại học Airlangga ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia, cho biết, những người vô gia cư dễ bị nhiễm Covid-19 hơn so với dân số chung vì điều kiện sống của họ. “Họ sống trong một môi trường không hợp vệ sinh. Họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và có thể bắt gặp họ ở những khu vực rất đông đúc”, Purnomo nói.
Trong đó, những người vô gia cư ngủ nhiều có thể đã mắc các bệnh từ trước hoặc thuộc nhóm tuổi dễ bị tổn thương và điều này càng làm tăng thêm rủi ro cho họ. Purnomo tin rằng điều cần thiết để giảm khả năng lây nhiễm của họ là tạo điều kiện cho những người vô gia cư tiếp cận với vaccine.
Nhưng một trở ngại lớn là không phải tất cả họ đều có chứng minh nhân dân. “Những người này không được ghi nhận là cư dân của một khu vực cụ thể. Họ liên tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác”, Yesua Pellokila, giám đốc dự án của tổ chức phi lợi nhuận Hivos có trụ sở tại Hà Lan cho biết.
Do đó, những người vô gia cư thường không được liệt kê là những người thụ hưởng các chương trình viện trợ của chính phủ hoặc những người được nhận vaccine Covid-19. Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết chính phủ đang hoan nghênh tất cả mọi người đến tiêm chủng kể cả những người vô gia cư.
“Đối với những người không có chứng minh nhân dân, chúng tôi sẽ đề nghị họ làm vì mục đích hành chính. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc cùng với Cơ quan Đăng ký Hộ tịch và Dân số (Jakarta) để họ có thể làm chứng minh thư và tiêm chủng cùng một lúc”, bà nhấn mạnh.
Những nỗ lực từ cộng đồng
Các cơ quan xã hội ở thủ đô Jakarta cũng đang tiếp cận gần hơn với cộng đồng người vô gia cư. Ngapuli Paranginangin, Chánh văn phòng các vấn đề xã hội trung tâm Jakarta cho biết thành phố đã chuyển đổi một số cơ sở thể thao công cộng thành nơi trú ẩn tạm thời cho người vô gia cư, cung cấp cho họ nơi ở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ có thể cần trong thời gian đại dịch.
“Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ tất cả các nhu cầu cơ bản, bao gồm cả xét nghiệm và tiêm chủng. Chúng tôi sẽ không bỏ rơi bất kỳ cư dân nào của Jakarta”, ông khẳng định.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những nỗ lực này cũng được những người đang ngủ say đón nhận. Simbolon, một nhà hoạt động cho biết nhiều người vô gia cư nghi ngờ ý định của chính phủ mặc dù thực tế các quan chức đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và cung cấp sự chăm sóc mà họ cần.
“Bởi vì họ không thể truy cập Internet hoặc xem truyền hình, mọi thứ họ biết về đại dịch đều là từ những tin đồn và chúng tôi khó có thể xóa tan những điều mà họ quá tin tưởng”, ông nói.
Có nhiều người không tin rằng đại dịch Covid-19 tồn tại. Một số người lại cho rằng toàn bộ sự việc là một âm mưu. Họ tin rằng nếu bị bắt, họ sẽ có thể bị tuyên bố là dương tính với virus và bị đưa vào diện cách ly để chính phủ có thể đuổi họ khỏi địa điểm mà họ đang chiếm đóng.