Văn hóa

Đầu tư 12 tỷ đồng tôn tạo Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Toán Nguyễn 19/01/2024 07:10

Ngày 18/1, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam thông tin, năm 1949, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh mở Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho báo chí.

Lễ khai giảng khóa học đầu tiên diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4/4/1949 với 42 học viên và bế mạc ngày 6/7/1949. Các học viên được học nhiều chuyên đề như xã luận, viết tin chiến sự trên báo chí... do 29 giảng viên giảng dạy, trong đó có các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi...

1(1).jpg
Hình tư liệu lớp học đầu tiên và duy nhất của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Tư liệu.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Bác Hồ đặt theo tên nhà báo cách mạng Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947), chỉ có lớp đầu tiên và duy nhất.

Từ mái trường tranh tre nứa lá giữa đại ngàn Việt Bắc đã đào tạo ra rất nhiều cây bút nổi tiếng như Thép Mới, Chính Yên, Trần Kiên, Mai Thanh Hải, Mai Hồ, nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hải Như…

Ngày 28/3/2019, địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

2(1).jpg
Phối cảnh Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (Ảnh phối cảnh).

Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Hội Nhà báo Việt Nam đầu tư bằng nguồn xã hội hóa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 859 m2.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đầu tư 12 tỷ đồng tôn tạo Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO