Chính trị

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

H.Vũ/VGP 10/04/2024 08:57

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.

anh-bai-tren.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tham dự cuộc làm việc còn có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo các bộ, ngành.

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Thiếu tướng Tào Đức Thắng đã báo cáo kết quả thực hiện chương trình T-09 và một số nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao trong thời gian qua nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất nước.

Cụ thể, Viettel đã làm chủ thiết kế hệ thống, làm chủ tích hợp hệ thống và làm chủ các công nghệ lõi của sản phẩm quốc phòng công nghệ cao, sản xuất thành công và bàn giao một số sản phẩm chiến lược nhằm trang bị trong quân đội.

Đạt được những kết quả tích cực trong chương trình T-09, Viettel đã nhận được chỉ đạo, định hướng trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu. Các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng đã phối hợp, hiệp đồng hiệu quả, hướng dẫn, hỗ trợ Tập đoàn Viettel triển khai các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng tính năng kỹ, chiến thuật, đầu tư, mua sắm, đánh giá, nghiệm thu sản phẩm. Các bộ, ban, ngành cũng đã tham gia, hỗ trợ Bộ Quốc phòng trong việc hình thành nên các cơ chế chính sách đột phá.

Ghi nhận và biểu dương những kết quả thực hiện nhiệm vụ của Viettel, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những bước phát triển đột phá của Viettel thời gian qua. Thủ tướng nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên, trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ huy, trực tiếp thực hiện của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Sau một năm kể từ chuyến thăm và làm việc tại Tập đoàn Viettel vào năm 2023, Thủ tướng nhận xét Tập đoàn đã có 5 điểm hơn: Kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, chuyên nghiệp hơn, sản phẩm sản xuất tốt hơn, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tốt hơn.

Những sản phẩm do Viettel tự nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các sản phẩm chiến lược đã, đang và sẽ góp phần tạo nền móng để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại; phát huy nội lực là yếu tố quyết định; gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu Viettel phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Viettel cần phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn hiệu quả và phong phú hơn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng lực nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đủ sức mạnh phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới.

Trước sự chỉ đạo sát sao từ Thủ tướng, đại diện Viettel - Thiếu tướng Tào Đức Thắng khẳng định Viettel quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần hiện đại hóa quân đội, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia như tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, điều hành các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, có giải pháp đột phá tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; mở rộng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu và dịch vụ ăn uống, nhà hàng; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đồng thời, chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và các hàng hóa thiết yếu. Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công; tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các dự án cao tốc Đông - Tây; sân bay, cảng biển; đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh. Bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chủ động ứng phó với các diễn biến, yếu tố rủi ro có thể phát sinh. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường vàng...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO