Là chủ đề buổi tọa đàm nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ sách Nga” được khai mạc vào ngày 5/11 tại TP HCM.
Buổi tọa đàm là diễn đàn để các dịch giả, văn nghệ sĩ, độc giả trẻ yêu thích văn học Nga – Xô Viết giao lưu, học hỏi và chia sẻ những kỷ niệm, ấn tượng về văn học Nga - Xô Viết trong quá khứ và hiện tại cũng như ảnh hưởng đối với giới văn chương và độc giả Việt Nam.
Tại tọa đàm, Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chia sẻ, các sách văn học Nga đã có ảnh hưởng đến tác giả ngay từ lúc ấu thơ. Trong đó, một trong những cuốn sách tác dịch giả Cao Đăng tiếp tục tiếp cận cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của đại văn hào Nikolai Ostrovsky.
“Tôi đã hoàn toàn bị chinh phục bởi những giá trị và tư tưởng, nhân sinh quan mà đại văn hào đã truyền tải. Kể từ đó, tình yêu văn chương Nga - Xô Viết được hình thành, khiến tôi luôn tìm đọc những tác phẩm văn học Nga”, dịch giả Cao Đăng xúc động.
Cũng tại tọa đàm, nhiều dịch giả Việt Nam đã chia sẻ kỷ niệm, ký ức về các sách văn học Nga có từ trước năm 1986, xuất bản phẩm của nước Nga – Liên Bang Xô Viết được dịch và xuất bản tại Việt Nam, đã tạo nên sức ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa đọc của công chúng Việt.
Nhiều dịch giả cũng chia sẻ về giai đoạn mà bối cảnh giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Nga, dòng sách Cầu Vồng được xuất bản tại Việt Nam đã ươm mầm cho tình yêu văn chương Nga đối với không ít các thế hệ dịch giả trong nước.
Nhiều dịch giả cũng cho rằng, để tăng cường hiểu biết về nền văn học Nga đương đại, các nhà nghiên cứu, các nhà làm sách cần tiếp tục tổ chức giới thiệu rộng rãi hơn nữa những tác phẩm Nga đến với bạn đọc Việt Nam, nhất là các tác phẩm đương đại hiện nay.