Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu

Phạm Sỹ 21/08/2022 19:08

Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống của người dân đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thể hiện sự biết ơn với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Ngày 21/8, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt nam đã diễn ra chương trình tái hiện Lễ hội "Mừng lúa mới" của người dân đồng bào Cơ Tu đến từ huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế).

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây đồng bào Cơ Tu chiếm 43% dân số trong huyện. Vốn là một huyện miền núi được hình thành và gắn bó với núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây đã hình thành nên những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo và lâu đời, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, các con cháu cũng theo gương, luôn gìn giữ, học hỏi những truyền thống vẻ vang ấy. Một trong những truyền thống đặc sắc của người đồng bào Cơ Tu, ta sẽ không thể không nhắc đến Lễ hội ừng lúa lới’. Đây là là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong làng vì thế luôn rộn ràng náo nức.

Để chuẩn bị cho lễ hội, đồng bào Cơ Tu đã có sự chuẩn bị từ sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… dâng lên và tạ ơn thần linh.
Từ xa xưa đến nay cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây, luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, do điều kiện canh tác khó khăn, họ luôn mong ước về sự no đủ, đó là lý do ra đời lễ hội mừng lúa mới tại huyện Nam Đông nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Hình ảnh các cô gái đi tuốt lúa từ sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa dậy, đã rục rịch ra đồng. Chuẩn bị xong dụng cụ là Gùi và Giỏ “CHƠ ROOH” được cột bên hông để đỡ lấy những hạt lúa rơi vãi, tránh sự lãng phí. Bằng đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng, cùng với sự tỉ mỉ, tinh tế của mình, các cô gái đã thu hoạch được những hạt lúa màu mỡ, vàng ươm chín đượm.
Song hành cùng các cô gái, là các chàng trai mang dáng dấp mạnh mẽ, khôi ngô tuấn tú, theo sau để gùi về những hạt lúa đã được tuốt xong về bản làng. Sự đồng hành đã cho thấy rõ hơn nét đẹp sự đoàn kết của hai phái nam và nữ, luôn liên kết cùng nhau, phân chia hợp lý những công việc cho nhau. Đôi nam nữ cùng nhau đi tuốt lúa, gùi lúa, mừng có một vụ mùa bội thu.
Sau khi những hạt lúa đã được gùi về làng, là lúc công đoạn của các chị em trong bản, cùng nhau đón nhận những hạt lúa trĩu nặng, hạt nào hạt nấy chắc nịch, phân chia nhau làm từng công đoạn. Nhóm các chị sấy lúa cho sạch, rang lúa cho khô.
Các chàng trai, cô gái chuẩn bị khâu cúng. Nữ đưa chén gạo, nam bắt con gà trống, bắt lợn, cho các ông già làng để trình báo các vật tế sống trước với thần linh.
Nghi lễ đâm trâu của dân tộc Cơ Tu là lễ hội độc đáo mà người dân tộc Cơ Tu còn giữ đến bây giờ và thường được tổ chức vào những ngày trọng đại như: mừng lúa mới, mừng nhà mới hay đám cưới...Con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường ngày và cũng là loài vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Zàng trong những ngày trọng đại. Trâu là biểu hiện quyền lực của làng bản.
Các già làng, người lớn tuổi, có uy tín trong bản thực hiện nghi lễ cúng bái. Theo nghi lễ truyền thống để khấn vái và mời các thần linh, thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để tạ ơn trong một năm được mưa thuận gió hòa. Lễ ăn lúa mới là một nghi lễ quan trọng nên tất cả các dân làng phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng.
Sau phần lễ đã được thực hiện xong, và phần hội cũng vang lên. Là sự kết hợp tiếng cồng chiêng, tiếng trống của các chàng trai, kết hợp điệu múa Tung tung da dá của các cô gái. Sự kết hợp giao duyên càng làm tô đậm thêm phần rực rỡ và đầy tính truyền thống.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO