Khi có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, ngoài ra còn có thể được hưởng thêm trợ cấp một lần nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Tuy nhiên nhiều người lao động vì lý do sức khỏe, cá nhân đã về hưu trước tuổi. Trong trường hợp này tùy vào đối tượng, thời điểm sẽ có mức hưởng lương hưu khác nhau.
Với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, có đủ số năm đóng BHXH để lĩnh lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, quyết định nghỉ việc sớm thì có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH, chờ đến khi đủ tuổi để lĩnh lương hưu. Trong trường hợp này, mức lương hưu sẽ không bị giảm trừ như trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Ví dụ chị Nguyễn Thị An năm 2022 có 33 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu (54 tuổi) vì theo quy định năm 2023 với lao động nữ, tuổi nghỉ hưu là 56. Nếu chị muốn nghỉ việc thì chị có thể nghỉ và chờ đủ tuổi nghỉ hưu vào tháng 12/2023 (khi chị đủ 56 tuổi) để về hưu đúng tuổi. Chị cũng có thể đi giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Tuy nhiên, khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm về hưu trước tuổi chị sẽ bị giảm trừ 2% mức hưởng.
Về mức hưởng: Nếu chị nghỉ việc từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023 thì mức hưởng hàng tháng của chị sẽ được tính như sau: 15 năm đầu đóng BHXH: 45%; 18 năm tiếp theo: 36% (18 x 2). Tổng cộng là 81% mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Do mức tối đa được quy định là 75% mức bình quân tiền lương nên chị được hưởng 75% mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Ngoài ra, chị còn có thể được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Với lao động nam, năm 2023, ông A. và ông B. cùng nghỉ việc khi 55 tuổi. Ông A. với 15 năm làm công việc độc hại. Ông B. làm công việc bình thường, phải bảo lưu quá trình đóng BHXH và chờ đến tuổi nghỉ hưu mới được lĩnh lương hưu.
Với 25 năm đóng BHXH, lương hưu của ông A. là 55%. Nhưng vì ông A. nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu quy định 5 năm nên bị trừ 10%, mức lương hưu còn 45% lương tháng đóng BHXH. Tuy nhiên, ông A. được hưởng chế độ hưu trí ngay từ năm 2023 vì đủ điều kiện nghỉ hưu sớm hơn tuổi quy định.
Còn ông B. làm việc trong điều kiện bình thường nên không đủ điều kiện để được nghỉ hưu sớm. Năm 2023, ông B. quyết định nghỉ việc thì làm thủ tục bảo lưu quá trình đóng BHXH, chờ đến năm 2028 (đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định với lao động nam là 62 tuổi) mới được hưởng chế độ hưu trí. Lúc này, với 25 năm đóng BHXH, lương hưu của ông B. là 55% lương tháng đóng BHXH, cao hơn mức 45% của ông A.
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, có đủ số năm đóng BHXH để lĩnh lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, quyết định nghỉ việc sớm thì có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH, chờ đến khi đủ tuổi để lĩnh lương hưu. Trong trường hợp này, mức lương hưu sẽ không bị giảm trừ như trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định.