Giáo dục

Gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn

Thu Hương 29/08/2024 22:21

Tăng cường hợp tác giữa nhà khoa học, nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia để gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và giải quyết các bài toán thực tiễn.

Ngày 29/08/2024, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-CSK) tổ chức chương trình Kết nối các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu và Doanh nghiệp. Sự kiện nhằm thu hút các ý tưởng, giải pháp để giải quyết các đầu bài từ thực tiễn từ đó gia tăng các hoạt động chuyển giao, thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ, phát triển các doanh nghiệp startup/ spinoff phục vụ sự phát triển của cộng đồng xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Chương trình với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương, các doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu tại hội PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm VNU-CSK nhận định, việc tăng cường hợp tác giữa nhà khoa học, nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp rất quan trọng. Đây là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia để gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và giải quyết các bài toán thực tiễn. Có như vậy các kết quả, sản phẩm tạo ra mới nhanh chóng được áp dụng trong thực tiễn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển các doanh nghiệp spin-off, start-up trong trường đại
học là giải pháp mang tính chiến lược để đạt được các mục tiêu đó, đặc biệt là phát huy vai trò của các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả.

VNU-CSK là đơn vị được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ đầu mối triển khai công tác về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trung tâm đã và đang hỗ trợ các nhà khoa học, người học cũng như
các doanh nghiệp về các hoạt động như: Tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ; Tiếp nhận và chuyển giao tri thức, ứng dụng sản phẩm khoa học công nghệ; Ươm tạo công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đào tạo và nghiên cứu theo đặt hàng để hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

m3.jpg
PGS.TS Trương Ngọc Kiểm chia sẻ tại hội thảo.

"Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu, hỗ trợ các nhà khoa học hợp tác doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm khoa học công nghiệp (KHCN), phát triển dịch vụ KHCN; đa dạng hoá nội dung và hình thức triển khai, chú trọng chất lượng, hiệu quả; tăng cường công tác chuyển giao, thương mại hoá sản phẩm KHCN, thúc đẩy các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, góp phần gia tăng chỉ số
đổi mới sáng tạo và tăng cường uy tín, vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển các doanh nghiệp spin-off, start-up trong trường đại học là giải pháp mang tính chiến lược để đạt được các mục tiêu đó, đặc biệt là phát
huy vai trò của các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả" - PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm nói.

67.jpg
Anh hùng lao động Trương Văn Hiền chia sẻ tại chương trình.

Chia sẻ tại chương trình, anh hùng lao động Trương Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An cho biết: Trong 2 năm qua, chúng tôi đã làm việc với các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội để đặt hàng, hợp tác nghiên cứu trong việc
kiểm định chất lượng, phát triển sản phẩm mới. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học đã đem lại giá trị gia tăng và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp chúng tôi. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động hợp tác nghiên cứu theo đặt hàng để tiếp tục đưa ra những sản phẩm tốt, chất lượng phục vụ nhân dân.

vnu-ket-noi-nkh-ncn-voi-dn-csk-15--f902fcf3ac5aaf86d5ad0004a090d254.jpg
Đại diện VNU-CSK trao kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ cho các nhà khoa học.

Trong khuôn khổ chương trình, VNU-CSK đã tiến hành trao kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền) cho 20 sản phẩm của các nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, ký kết
hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa doanh nghiệp với các đơn vị, nhà khoa học trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

vnu-ket-noi-nkh-ncn-voi-dn-csk-27-.jpg
Ra mắt Công ty cổ phần Greentech công nghệ xanh và Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh vật.

Hai doanh nghiệp spin-off là Công ty cổ phần Greentech công nghệ xanh của nhóm nghiên cứu TS. Bùi Thị Thanh Hương (Trường
Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN) và Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh vật (AMBIO) của Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã được ra mắt chính thức.

Bên cạnh đó, 5 dự án đã được ký kết hợp đồng ươm tạo để hoàn thiện công nghệ và có thể trở thành các doanh nghiệp trong thời gian tới. Cụ thể, Dự án Nanogel - gel tự nhiên kết hợp nano bạc giúp tạo màng bảo vệ vết thương hở thay thế da trước khi vết thương lành; Dự án 3SR - siêu thị mini xanh thông minh, máy tự động cho phép bán lẻ các loại mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồ gia dụng, tự động bán các loại chất lỏng và triển khai EPR cho các nhà sản xuất thông qua hệ thống thu gom bao bì tự động, tích điểm đổi hàng; Dự án Duachua24h – công nghệ muối chua rau củ sạch; Dự án Ladee - các sản phẩm nước giặt chuyên dụng cho đồ lót, dành riêng cho vấn đề sinh lý phái nữ; Dự án Bizmatee - nền tảng tìm kiếm đối tác, đồng sáng lập phù hợp sử dụng công nghệ gợi ý AI.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn