“Gậy ông đập lưng ông” trời Hà Nội

Phạm Quang Đẩu 01/01/2016 08:35

Cuối năm 2012, tôi được theo một đoàn ra đảo Ngọc Vừng (Quảng Ninh) khánh thành cột cờ treo lá cờ tổ quốc khổ lớn vừa được xây dựng khẳng định chủ quyền đất nước trên hòn đảo tiền tiêu giữa biển Đông. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (hiện là Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) chủ trì buổi lễ khánh thành. Hôm ấy, Phó Thủ tướng còn có cuộc nói chuyện với bộ đội và nhân dân trên đảo. Nhân dịp cả nước đang sôi nổi kỷ niệm 40 năm đánh thắng B52 trên bầu trời Hà Nội, ông đã

“Gậy ông đập lưng ông” trời Hà Nội

Ảnh minh họa.

Tôi tìm đến Trung tướng Phan Thu tại nhà riêng ở phố Trần Phú, Hà Nội. Ông bảo rằng: “Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng chưa nói đầy đủ đến hai việc hệ trọng góp phần làm nên chiến thắng, là trinh sát nhiễu và cải tiến ra-đa. Trong câu chuyện với anh hôm nay, tôi chủ yếu nói rõ thêm việc này”.

“Gậy ông đập lưng ông”

Đó là câu tục ngữ Việt Nam,- Trung tướng Phan Thu nói- nhưng lại rất đúng với những diễn biến cuộc chiến tranh điện tử của không lực Hoa Kỳ hòng vô hiệu hóa lực lượng phòng không-không quân ta. Đối phương đã sử dụng các phương tiện hiện đại nhất nhằm gây nhiễu ra-đa, nhưng chúng ta đã khôn khéo tìm ra cách đối phó sao cho có hiệu quả nhất. Do yêu cầu của việc nghiên cứu nhiễu, chống nhiễu, ngày 10-1-1967 Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu, do tôi làm đội trưởng. Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên thay mặt Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ cho chúng tôi và dặn dò: “Phải chuẩn bị cho nhiệm vụ lâu dài, địch có thể đánh trở lại miền Bắc, đặc biệt có thể sử dụng B-52 nên cần rất coi trọng nghiên cứu nhiễu B52.”

Trong buổi đầu ra quân lần ấy, chúng tôi bố trí trạm trinh sát tại Hồ Nam, Vĩnh Linh sau được lệnh rút về Cà Ròn. Nơi đây rất gần trọng điểm nổi tiếng ác liệt trên đường Trường Sơn là A.T.P, máy bay B52 thường xuyên ném bom. Qua nhiều ngày chúng tôi đã ghi chép đầy đủ từng chi tiết về thời gian xuất hiện các loại nhiễu khác nhau, thời điểm công suất nhiễu tăng vượt trội, chúng tôi đã tìm ra quy luật B52 vào đánh thông qua các triệu chứng gây nhiễu của chúng. Thời gian biết trước có thể sớm từ 10-15 phút. Từ đó tiến hành việc báo động B52 trên tuyến đường vận tải quân sự 559 thông qua việc bắn súng báo hiệu đến các trọng điểm. Vậy là việc nghiên cứu nhiễu của địch ngay từ đầu đã phát huy hiệu quả thiết thực, giúp cho các đơn vị trên đường Trường Sơn phòng tránh B52. Trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị tháng 8-1972, Đại đội 3 trinh sát nhiễu đã thông báo kịp thời và chính xác thời điểm B52 vào ném bom, đã được tặng thưởng tại chỗ Huân chương Chiến công hạng 3. Cuối năm 1972, khi Mỹ đưa B52 ném bom Hà Nội, cũng chính đại đội này do anh Nguyễn Ngọc Lương làm đại đội trưởng, đã thông báo trước 2 ngày triệu chứng địch có thể đánh lớn miền Bắc và 2 giờ trước khi có trận mở màn của B52 ngày 18-12-1972.

Lực lượng phòng không ta còn phải cải tiến việc bám sát dải nhiễu mà đánh. Để đối phó với tên lửa SAM2 của ta, Mỹ đã phát triển máy gây nhiễu đeo dưới cánh máy bay cường kích, khiến dải nhiễu trùm lên cả biên đội thường là 4 chiếc. Nếu ta dùng phương pháp bám sát dải nhiễu mà bắn như trước thì sẽ bắn vào khoảng không giữa biên đội của chúng, khó thể trúng mục tiêu cụ thể nào. Trong các ngày 23, 26, 30-3-1967 nhiều tốp máy bay vào Hà Nội, Trung đoàn 236 đã không đánh được. Có cách nào khác để đánh địch đây? Bám sát dải nhiễu và đánh bằng phương pháp 3 điểm, là đề suất của tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 62 Hoàng Bát, nhưng lúc đầu chưa được chấp nhận. Thế rồi Tiểu đoàn 63 (thuộc Trung đoàn 236) ngày 12-8-1967 đã bắn rơi chiếc đầu tiên bằng phương pháp 3 điểm mà Hoàng Bát đề xuất, tiếp đến các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 257 và 274 đều bắn rơi máy bay bằng phương pháp này. Đây là cách dùng nhiễu địch, đánh địch rất có hiệu quả, đúng với câu “gậy ông đập lưng ông”.

“Anh chàng cổ lỗ sĩ” vào cuộc

Trung tướng Phan Thu cho tôi xem một số tài liệu ghi chép của ông từ hơn 40 năm trước giấy đã ố vàng, cùng một số cuốn hồi ký, cuốn sử có liên quan. Ở trang 304, hồi ký Bảo vệ bầu trời (NXB QĐND 1982) của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân, có đoạn: “Rõ ràng, dù phương tiện chiến tranh có phát triển hiện đại đến đâu, đôi khi một biện pháp thô sơ cũng góp phần làm nên chiến thắng…Trong khi nghiên cứu chế tạo máy gây nhiễu, những nhà khoa học Mỹ đã không đếm xỉa gì đến ‘anh chàng cổ lỗ sĩ’ ấy”. Và ông Phan Thu giải thích: “Anh chàng cổ lỗ sĩ” mà Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu nói đến chính là loại ra-đa K8-60 trang bị cho pháo phòng không tiểu cao 57 mm, có tần số làm việc ở dải sóng 3 cm. Qua trinh sát nhiễu những năm 1968-1970 trên đường Trường Sơn, chúng tôi phát hiện một điều là B52 không gây nhiễu đối với ra-đa phòng không mặt đất ở dải sóng này. Đây chính là chỗ “hở sườn” của địch. Chúng tôi đề xuất một đề tài cải tiến kỹ thuật giúp ra-đa tên lửa SAM2 chống nhiễu B52, bằng cách lắp ghép phần tử mục tiêu từ ra-đa K8-60 vào cho đài điều khiển tên lửa SAM-2 để hỗ trợ tên lửa SAM2 bắt được B52. Đầu năm 1972, cải tiến này được áp dụng lần đầu ở Tiểu đoàn 89 (Trung đoàn 274) bố trí ở Quảng Bình. Kết quả rất tốt. Trong gần 2 tháng làm việc ra-đa K8-60 đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 2 lần bắt được B52 ở cự ly 45 km, không hề bị nhiễu và không bị tên lửa chống ra-đa của địch phát hiện, bắn vào. Trên cơ sở thử nghiệm trên, từ giữa năm 1972 Tư lệnh quân chủng đã có lệnh cho triển khai cải tiến ở khu vực Hà Nội để chuẩn bị đối phó với B52. Việc đưa loại ra-đa cũ của pháo phòng không vào cuộc, đã góp phần đắc lực cho SAM2 bắt B52 và đánh B52.

Đầu năm 1973, sau trận thua đau trên bầu trời Hà Nội, Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Một lần tôi có dịp đi cùng cán bộ của Cục 2 (nay là Tổng cục 2) vào “Hin-tơn Hà Nội”(nhà tù Hỏa Lò) hỏi cung giặc lái Mỹ. Viên trung tá, sĩ quan điện tử trong tốp lái B52 tên là Uy-li-am Côn-li, khi được hỏi có thấy phát hiện ra-đa mặt đất làm việc ở dải sóng 3cm không? Hắn trả lời: “Có thấy. Nhưng tôi không quan tâm, vì đó là sóng của ra-đa pháo cao xạ, không bắn tới được độ cao của B52 …” Rõ ràng ngày đó địch không thể ngờ, “Anh chàng cổ lỗ sĩ” nhờ tài trí Việt Nam lại phát huy tối đa hiệu quả đến thế!

Trong cuộc trò chuyện, Trung tướng Phan Thu còn lưu ý tôi các cải tiến khác nữa về tổ chức chỉ huy và tăng công suất của ra-đa tên lửa SAM2 do Liên Xô viện trợ. Ngày đó chính phủ và quân đội Liên Xô có một quy định khá ngặt nghèo là, việc can thiệp vào tên lửa SAM2 bằng bất kỳ hình thức gì cũng không được phép nếu không ở trong lãnh thổ Xô Viết. Yêu cầu thực tiễn chiến đấu ở Việt Nam cho thấy, cần tăng công suất của ra-đa tên lửa lớn hơn công suất hệ thống gây nhiễu của B52, ngoài việc lắp ghép phần tử mục tiêu từ ra-đa K8-60 như đã nói ở trên, muốn tăng công suất của chính ra-đa tên lửa không thể không can thiệp vào cả hệ thống. Để giải quyết bế tắc này, đã có sự đóng góp, vai trò rất quan trọng của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại nước ta I. S.Séc-ba-cốp. Chính ông đã đứng ra thay mặt chính phủ Liên Xô, cho phép các chuyên gia Liên Xô đang có mặt giúp quân đội Việt Nam được làm việc đó.

Nhờ những cải tiến về mọi mặt, từ tổ chức chỉ huy đến các vũ khí khí tài cụ thể mà ta đã thắng ròn rã trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội và các tỉnh lân cận, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B52. Cả chiến dịch, ta sử dụng hết 334 quả SAM2, riêng F361 đã phóng lên 254 quả...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    “Gậy ông đập lưng ông” trời Hà Nội

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO