Bộ luật Hình sự sửa đổi hiện đang được lấy ý kiến nhân dân. Trong đó dự thảo sửa đổi đề xuất quy định về việc “không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về một số tội phạm nhưng chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” hiện đang có hai luồng ý kiến. Trao đổi với ĐĐK, Luật sư Nguyễn Hữu Danh, Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ-pháp luật, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam bày tỏ quan điểm đồng
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Hữu Danh cho rằng: Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi hiện nay bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh: Tội chống mệnh lệnh; tội đầu hàng địch; Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người, tội phạm chiến tranh, Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, và thiết kế lại các khung hình phạt của tội giết người, theo hướng giảm bớt các trường hợp giết người có thể áp dụng hình phạt tử hình. “Việc bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh này là bước tiến bộ, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được nêu trong Hiến pháp hiện hành”- ông Danh nói.
Trước việc trên thế giới có nhiều nước có xu hướng bỏ tử hình song pháp luật của họ khá hoàn thiện, cũng như ý thức chấp hành pháp luật cao. Với nước ta tội phạm vẫn còn nhiều, nếu bỏ án tử hình thì liệu pháp luật có đủ răn đe? theo ông Danh về thực tiễn, không thể nói nếu bỏ án tử hình thì pháp luật mất tính răn đe. “Bởi lẽ, vấn đề cơ bản là việc giáo dục con người trở thành công dân tốt và kinh tế phát triển sẽ giảm tội phạm, chứ không phải Bộ Luật Hình sự quy định nhiều hình phạt tử hình sẽ có sức răn đe”-ông Danh bày tỏ
Liên quan đến việc Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đề xuất quy định về việc “không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về một số tội nhưng chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” có ý kiến bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc nộp tiền để nhằm thoát án tử hình đối với tội danh tham nhũng, bởi tham nhũng vẫn đang còn nghiêm trọng, nếu áp dụng nộp tiền thoát án tử sẽ không đủ sức răn đe. Song bên cạnh đó cũng có ý kiến cũng cho rằng hiện thu hồi tài sản tham nhũng đang còn hạn chế.
Việc quy định như vậy nhằm thu hồi tài sản thất thoát, ông Danh nói: “Chúng tôi cho rằng chủ thể tội phạm tham nhũng có mục đích chiếm đoạt tiền Nhà nước. Các tội phạm về tham nhũng có mức hình phạt theo mức độ giá trị tài sản bị chiếm đoạt, chiếm đoạt giá trị tài sản càng cao càng xử nặng. Thí dụ khoản 4 Tội tham ô tài sản (Điều 278a Bộ Luật hình sự hiện hành) quy định xử tử hình đối với tội phạm chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, trước tình hình tham nhũng hiện nay để thu hồi tài sản tham nhũng, chúng tôi cho rằng quy định nộp tiền chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để thoát án tử hình cũng là hợp lý”.
Ông Danh cũng cho rằng: “Biện pháp chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt tù để tránh tình trạng chây ỳ không chịu thi hành án hình sự là có tính khả thi”.