Giao thông

Hà Nội: Lấy ý kiến người dân về việc tăng gấp đôi mức phạt so với Nghị định 168

Lê Khánh 26/01/2025 20:40

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất và lấy ý kiến nhân dân về việc nâng mức phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với Nghị định 168 đối với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo dự thảo, qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP Hà Nội nêu rõ thực trạng ý thức của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, tham gia theo ý thức chủ quan; tình trạng vi phạm lặp lại với một số hành vi nhất định như không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu; tai nạn giao thông luôn ở con số cao; tỷ lệ gia tăng phương tiện mỗi năm khoảng 2 – 4%.

Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe gây mất trật tự công cộng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn giao thông và gây tâm lý bất an cho người dân, người tham gia giao thông tại các khu vực xảy ra tình trạng này…

z6265523977467_672765df56df37b413f3811c31e6a695.jpg
Hà Nội lấy ý kiến người dân về việc tăng gấp đôi mức phạt so với Nghị định 168.

Nghị định 168 vừa qua đã thay đổi tích cực văn hóa giao thông ở Hà Nội, nhưng so với đánh giá với thực tiễn địa bàn thành phố và tình hình vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, cần thiết tiếp tục quy định tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông trên địa bàn Thành phố, kiềm chế và làm giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

Căn cứ pháp lý để tăng mức phạt là Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cho phép Hội đồng nhân dân TP Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá hai lần mức phạt do Chính phủ quy định với một số vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. Theo đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, Nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao Nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.

Hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị quyết đáp ứng một số tiêu chí cụ thể như: Hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; Hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; (3) Hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.

Dự thảo nghị quyết quy định tăng mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm như: Không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ;

Chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải...

UBND TP Hà Nội cho rằng, việc xây dựng chính sách sẽ tác động đến ý thức của người tham gia giao thông, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đường bộ nếu không sẽ bị áp dụng mức tiền phạt cao hơn mức tiền phạt chung. Như vậy, tác động về xã hội của việc xây dựng chính sách là tích cực.

TP Hà Nội cũng đánh giá trong quá trình thực hiện ban đầu, có thể có những khúc mắc trong triển khai thực hiện và phản ứng của dư luận xã hội về mức phạt tăng cao do ảnh hưởng đến kinh tế của người dân…

Một số vi phạm sẽ bị tăng gấp đôi tiền phạt theo dự thảo như sau: Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách sẽ bị phạt 800.000 đến 1,2 triệu đồng (mức phạt theo nghị định của Chính phủ là 400.000 - 600.000 đồng); Đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ xe" hoặc biển "cấm dừng và đỗ xe sẽ bị phạt 1,2-1,6 triệu đồng (mức phạt theo nghị định của Chính phủ là 600.000-800.000 đồng)...

Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không quy định trong nghị quyết của TP Hà Nội thì áp dụng theo các quy định hiện hành. Sau khi lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết sẽ được trình HĐND thành phố, dự kiến có hiệu lực từ tháng 7/2025.

du-thao-page-0009-6241-1473.jpg
du-thao-page-0010-1992-3516.jpg
du-thao-page-0011-310-4778.jpg
du-thao-page-0012-7861-996.jpg
du-thao-page-0014-7512-1636.jpg
du-thao-page-0015-863-2482.jpg
du-thao-page-0016-8459-8732.jpg
du-thao-page-0016-8459-8732 (1)
du-thao-page-0017-3946-9097.jpg
du-thao-page-0018-9615-3874.jpg
du-thao-page-0019-4417-6760.jpg
du-thao-page-0020-1134-2242.jpg
du-thao-page-0021-1311-9783.jpg
du-thao-page-0022-1532-8274.jpg
du-thao-page-0023-9696-6989.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hà Nội: Lấy ý kiến người dân về việc tăng gấp đôi mức phạt so với Nghị định 168