Hà Tĩnh: Người dân bất an khi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng
Cẩm Kỳ•07/10/2024 08:45
Do ảnh hưởng của bão số 4, đoạn bờ biển qua địa phận xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào tuyến đê biển khiến người dân sinh sống nơi đây không khỏi lo lắng.
Tuyến đê biển xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) có chiều dài khoảng 2 km, đây là lá chắn bảo vệ cho khoảng 450 hộ dân tại các thôn Tân Ninh Châu và Hội Tiến. Ảnh: Cẩm KỳĐể đối phó với tình trạng sạt lở bờ biển, bảo vệ đê, UBND huyện Nghi Xuân đã xây dựng công trình chống sạt lở bờ biển dài hơn 1,4 km, tổng kinh phí xây dựng gần 15 tỷ đồng. Ảnh: Cẩm KỳTheo phản ánh của người dân, do ảnh hưởng của bão số 4 vừa qua đã gây mưa to sóng lớn khiến đoạn bờ biển dài hơn 1 km qua thôn Tân Ninh Châu bị sạt lở nhiều điểm rất nghiêm trọng. Ảnh: Cẩm KỳTrong đó, có nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 - 5 m. Ảnh: Cẩm KỳTheo người dân địa phương, đoạn đê biển qua thôn Tân Ninh Châu cách vị trí sạt lở chỉ còn hơn 10m, tình trạng sụt lún vẫn có dấu hiệu ăn sâu vào đất liền và càng nghiêm trọng hơn. Ảnh: Cẩm Kỳ“Bờ biển bắt đầu xảy ra sạt lở từ nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã xây dựng kè chắn sóng, tuy nhiên công trình vừa mới hoàn thành, nhưng tình trạng sạt lở vẫn xảy ra. Những ngày mưa bão đến, chúng tôi ngủ không yên vì lo sợ sóng đánh vỡ đê”, ông Phan Văn Châu (trú tại thôn Tân Ninh Châu) chia sẻ. Ảnh: Cẩm KỳĐoạn đê biển qua thôn Tân Ninh Châu cách vị trí sạt lở chỉ còn hơn 10m, tình trạng sụt lún vẫn có dấu hiệu ăn sâu vào đất liền. Ảnh: Cẩm KỳMặc dù đã có kè chống sạt lở, nhưng sóng vẫn đánh dồn dập khiến bờ biển bị méo mó. Kè chắn sóng đơn vị vừa thi công đã gãy đổ, ập xuống mép biển. Ảnh: Cẩm KỳDo bị biển xâm thực nên nhiều cây phi lao phòng hộ tại đây cũng bị sóng biển đánh bật gốc. Ảnh: Cẩm KỳNgười dân hết sức lo lắng vì nếu biển ngày càng tiến sâu vào đất liền sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến đê biển của địa phương. Ảnh: Cẩm KỳNhiều gốc phi lao hàng chục năm tuổi bị sóng đánh bật gốc, gãy đổ. Ảnh: Cẩm Kỳ"Thời tiết ngày càng cực đoan nên chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm có phương án ứng phó để người dân yên tâm sinh sống", bà Võ Thị Loan nói. Ảnh: Cẩm KỳTheo lãnh đạo UBND xã Xuân Hội cho biết, kè chắn sóng ở xã do UBND huyện Nghi Xuân làm chủ đầu tư với chiều dài 1,4km, tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng được khởi công cuối năm 2023, vừa mới hoàn thành giữa năm 2024. Ảnh: Cẩm Kỳ"Dự án kè chắn sóng đã hoàn thành nhưng chính quyền và người dân địa phương vẫn bất an khi tình trạng sạt lở, xói lở vẫn đang diễn ra. Hiện chính quyền địa phương đang đề xuất với cấp trên có giải pháp nhằm ngăn chặn việc sạt lở, nhất là vào mùa mưa lũ này", lãnh đạo UBND xã Xuân Hội thông tin. Ảnh: Cẩm Kỳ
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.