Xã hội

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 'Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi'

HS 20/11/2023 08:30

Theo ông Nguyễn Việt Hòa (Trưởng phòng Dân tộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình): Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi đã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác Dân tộc và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc.

Qua đó, phòng cũng đã xây dựng dự thảo các Quyết định, Chỉ thị, Đề án dài hạn, 5 năm và hàng năm, chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác chính sách dân tộc; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức đón tiếp, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định của pháp luật. Đề xuất của cơ quan làm công tác dân tộc trong việc tham mưu cho cấp ủy, HĐND, UBND huyện về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; sự phối hợp với các ban ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và các vấn đề phát sinh khác tại địa phương; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

pdt-2.jpg
Người dân được nhận Chương trình hỗ trợ máy nông nghiệp phục vụ cho sản xuất.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi luôn đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình) đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người DTTS nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là người người dân tộc thiểu số nghèo. Công khai kế hoạch, danh mục và vốn đầu tư của các Chương trình để nhân dân, cộng đồng biết và cùng chung tay thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát; chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực nhằm phát triển kinh tế xã hội.

Ông Hòa cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, gồm có 10 Dự án và 14 Tiểu dự án. Đến nay, trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện 9 Dự án, 8 Tiểu dự án của Chương trình.

Công tác quản lý nhà nước về dân tộc và chính sách về dân tộc đã được các cấp, các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án thực hiện các nhiệm vụ nhằm ổn định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kế hoạch năm 2022 và năm 2023 trên địa bàn huyện.

pdt-1.jpg

Để thực hiện tốt và hiệu quả Chương trình, Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi luôn chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, bám sát các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của huyện; thường xuyên nắm bắt thông tin tình hình đời sống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, do đó tình hình vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, để thực sự thực hiện hiệu quả Chương trình cần xác định được đối tượng, địa bàn ưu tiên theo mục tiêu của Chương trình khi lập kế hoạch danh mục đầu tư về hạ tầng. Hay như, Chương trình mang quan điểm đầu tư tổng thể, quy mô lớn với 10 Dự án, 14 Tiểu dự án có mối liên quan chung với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhưng nguồn vốn năm 2022 được phân bổ chậm; các văn bản hướng dẫn chung về cơ chế quản lý và các thông tư, các văn bản chỉ đạo của tỉnh và hướng dẫn của các Sở, ngành để thực hiện các Dự án, Tiểu dự án và nội dung Chương trình đã cơ bản được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, tuy nhiên còn chậm dẫn đến việc triển khai thực hiện Chương trình còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Một số Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình như: Tiểu dự án 3 - Dự án 5 về sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình sinh hoạt, tập luyện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Bộ tài liệu triển khai Tiểu dự án 4 - Dự án 5 đào tạo năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp cũng cần được các Bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn để thực hiện. Hơn nữa, Cấp ủy, chính quyền một số địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình cũng cần được sát, nhất là đối với vai trò của người đứng đầu để công tác triển khai được đảm bảo.

Theo ông Hòa, cho đến nay, các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn đã được thụ hưởng cụ thể từng Dự án, tiểu Dự án, các nội dung thuộc Chương trình.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hòa Bình: Huyện Kim Bôi đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 'Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi'

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO