Kiểm tra chuyên ngành: Vẫn hành doanh nghiệp

Hồ Hương 23/08/2016 10:35

Thời điểm hiện tại, có đến 344 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng, thủ thục kiểm tra chuyên ngành vẫn đang hành doanh nghiệp.

Kiểm tra chuyên ngành: Vẫn hành doanh nghiệp

Hải quan Bình Dương kiểm tra nguyên liệu vải nhập khẩu.

Ở ngành dệt may, việc kiểm tra chuyên ngành nồng độ formaldehyt và amin thơm trên sản phẩm theo Thông tư 37 của Bộ Công thương liên tiếp được doanh nghiệp phản ánh “ rất khổ sở”. Chi phí cho mỗi mẫu kiểm tra formaldehyt và amin thơm trên sản phẩm là 1,67 triệu đồng/mẫu.

Trung bình mỗi lô hàng, doanh nghiệp cần kiểm tra 3-4 mẫu, thậm chí có lô kiểm tra tới 7 mẫu và phải chờ từ 3-5 ngày mới được trả kết quả. Nếu muốn lấy kết quả ngay trong ngày, doanh nghiệp phải tốn thêm khoảng 700.000 đồng. Chỉ riêng kiểm tra chuyên ngành, một số chi nhánh đã tốn khoảng 1 tỷ đồng/năm, còn công ty tại TP HCM tốn gần 3 tỷ đồng.

Phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam phàn nàn các quy định kiểm dịch gây tốn kém chi phí, vừa tốn thời gian lưu kho bãi hàng tại các cảng. Ông Nguyễn Khánh Quyền- Giám đốc điều hành Công ty Dệt Minh Khai cho hay, thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra gây phiền hà cho doanh nghiệp do quá nhiều đơn vị quản lý. Ông Huyền than thở tiếp các đoàn thăm hỏi, đôi khi chỉ là kiểm tra thông thường nhưng mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thường xuyên phải chi phí các khoản không tên nhưng gần như bắt buộc.

Trong khi đó, ông Phí Ngọc Trịnh - Phó Tổng Giám đốc xí nghiệp 8 của Công ty May Hồ Gươm đóng tại Thanh Hóa còn dẫn chứng cụ thể hơn, trong 1 tuần phải tiếp đến 3 đoàn kiểm tra thì doanh nghiệp còn đâu thời gian sản xuất, kinh doanh nữa? Trong khi đó, việc giảm thanh tra vẫn đang được Chính phủ yêu cầu thực hiện. Các đoàn nên kết hợp để bố trí một buổi kiểm tra thôi

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 30/6/2016 có 344 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành, trong đó có: 21 Luật, pháp lệnh; 65 Nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 258 Thông tư, quyết định của các Bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành (KTCN) như: kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế); kiểm tra văn hóa; các quy định về cấp giấy phép XNK, điều kiện XNK hàng hóa... Một số văn bản pháp quy hiện hành quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Ông Ngô Minh Hải- Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng: Một trong những vướng mắc hiện nay là nhiều cơ quan KTCN thực hiện thủ tục KTCN chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả KTCN.

Qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan/tổ chức KTCN, việc xin giấy phép, cấp giấy chứng nhận, đăng ký kiểm tra, trả kết quả chủ yếu làm thủ công. Chủ yếu nộp hồ sơ giấy trực tiếp cho cơ quan kiểm tra, cấp phép và nhận lại kết quả bằng giấy.

Nhiều cơ quan, tổ chức KTCN chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc phân tích đánh giá thông tin về DN để thực hiện KTCN, dẫn đến kiểm tra nhiều, trùng lắp, cùng một mặt hàng, hãng sản xuất lần nào DN cũng bị kiểm tra; kết quả kiểm tra nhiều lần, nhiều lô nhưng phát hiện rất ít. Việc phối hợp, trao đổi thông tin về kết quả KTCN giữa các cơ quan, đơn vị liên quan còn nhiều hạn chế.

Ông Ngô Minh Hải cho rằng, các nguồn lực tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc, nhân lực thực hiện nhiệm vụ KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế.

Tại hầu hết các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia đường bộ, đường biển, đường hàng không, hiện nay đều chưa có đại diện của các cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được các cơ quan này thực hiện trên mẫu hàng từ cửa khẩu gửi về phòng thí nghiệm trong nội địa hoặc được thực hiện tại kho bảo quản hàng hóa của DN đối với lô hàng được đưa về bảo quản.

Hơn nữa, phương tiện kỹ thuật, máy móc, thiết bị còn thiếu và yếu. Những điều này dẫn đến việc đưa ra kết quả còn chậm, làm kéo dài thời gian thông quan hàng hóa của DN.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kiểm tra chuyên ngành: Vẫn hành doanh nghiệp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO