Văn hóa

Lan tỏa văn hóa đọc: Đưa thư viện đến với người dân

Phạm Sỹ 10/01/2024 11:07

Những năm qua, Thư viện Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình Thư viện lưu động đến các trường học, thư viện thôn, tổ dân phố, khu công nghiệp và các không gian công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố.

anhbaitren(1).jpg
Hàng nghìn đầu sách được trưng bày để phục vụ bạn đọc. Ảnh: Thư viện Hà Nội.

Mô hình thí điểm thư viện lưu động là chủ trương của Thư viện Hà Nội tổ chức triển khai nhằm phát huy hiệu quả trong việc phối hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách và phục vụ sách cho người dân Thủ đô.

Thư viện Hà Nội đã phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách triển khai thực hiện phục vụ thư viện lưu động tại một số không gian công cộng như Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), vườn hoa Lý Tự Trọng (quận Tây Hồ)... Với số lượng hàng nghìn đầu sách phong phú và đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc. Khi triển khai, mô hình mới này đã trở thành điểm đến yêu thích của người dân và độc giả.

Không giống như không gian cứng nhắc của những thư viện truyền thống, chỉ giới hạn trong bốn bức tường, mô hình Thư viện lưu động tại không gian công viên, vườn hoa đã mang đến một trải nghiệm độc đáo, đóng góp vào việc nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong không gian này, bạn đọc vừa đọc sách, vừa tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngoài ra, người dân còn có thể lựa chọn một không gian yên tĩnh dưới tán cây, hay ngồi trên ghế đá bên cạnh vườn hoa rực rỡ, và mở cuốn sách yêu thích của mình. Đây còn là nơi để cùng nhau trao đổi, chia sẻ và tạo ra một cộng đồng đam mê văn hóa đọc.

Anh Nguyễn Văn Thiển (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã rất thích thú khi đến với những kệ sách lưu động tại một không gian hoàn toàn mới mẻ, hài hòa với thiên nhiên. “Đây là một mô hình mở ra không gian đọc sách khá mới mẻ. Khác hoàn toàn với sự cố định của thư viện, đọc sách giữa công viên, dưới những tán cây, được hòa mình với thiên nhiên, sẽ đem đến cho người đọc cảm giác thú vị hơn. Cùng với đó, đến đây, chúng ta còn có cơ hội giao lưu, trao đổi với các bạn yêu thích đọc sách. Mình thấy có rất nhiều sách, có cả sách đọc tại chỗ, cả sách mới để mua về” - anh Thiển chia sẻ.

Khi thực hiện triển khai mô hình thí điểm này, các cán bộ của thư viện Hà Nội đã đặt mục tiêu mang đến sách và kiến thức cho tất cả mọi người, bất kể vị trí địa lý hay điều kiện kinh tế - xã hội. Việc phục vụ bạn đọc tại công viên và vườn hoa không chỉ mang đến niềm vui cho cộng đồng, mà còn góp phần xây dựng một xã hội đọc hiểu và nâng cao tri thức.

Bà Phạm Thu Hạnh - Trưởng phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở (Thư viện Hà Nội) cho biết, hoạt động thư viện lưu động tại công viên, vườn hoa hướng tới xây dựng một môi trường đọc cởi mở với mọi đối tượng bạn đọc. Đây là mô hình thư viện lưu động có cách thức phục vụ linh hoạt. Người dân được đọc sách tại một không gian mở sẽ có một trải nghiệm thú vị. Các địa phương đánh giá cao mô hình thư viện lưu động phục vụ tại các công viên, vườn hoa và hào hứng tham gia phối hợp, tổ chức thực hiện. Cùng với đó, các đơn vị xuất bản, nhà sách cũng đồng hành và coi đây là cơ hội để giới thiệu sách mới, quảng bá thương hiệu.

“Để tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì thói quen đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc, thời gian tới, Thư viện Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động đọc sách tại vườn hoa, công viên. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai ở các huyện ngoại thành” - bà Hạnh chia sẻ.

Đưa tri thức đến gần với cộng đồng

anh-chan-dung-baitren.jpg

Việc thí điểm mô hình thư viện tại không gian công viên, vườn hoa mà Thư viện Hà Nội thực hiện trong tháng 12 vừa qua là một cách làm nhằm đổi mới, đa dạng hóa hoạt động phục vụ lưu động của thư viện để đưa tri thức đến gần với cộng đồng. Đồng thời đem thư viện đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là trong xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc cho thiếu nhi, góp phần phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh cho các em thiếu nhi Thủ đô.

Bà Kiều Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Thư viện

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lan tỏa văn hóa đọc: Đưa thư viện đến với người dân